Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Có được ủy quyền cho người thân nhận bảo hiểm thất nghiệp không?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4171 Lượt xem

Có được ủy quyền cho người thân nhận bảo hiểm thất nghiệp không?

Tôi nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã được xét duyệt. Tuy nhiên, đến ngày hẹn nhận quyết định hưởng trợ cấp thì tôi bị ốm nặng, đang điều trị tại bệnh viện không thể tự mình đi lấy được. Vậy tôi có thể nhờ chồng tôi đi lấy thay được không

Câu hỏi:

Tôi đang trong thời gian thất nghiệp, đã nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã được xét duyệt. Nay đã đến ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tôi bị ốm, phải nằm viện, không thể trực tiếp đi nhận quyết định được. Vậy tôi có thể nhờ chồng tôi đi nhận thay được không.

Trả lời:

Câu hỏi của bạn luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo khoản 3 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì nếu sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, việc nhận quyết định này là rất quan trọng, nếu bạn không nhận thì sẽ mất đi quyền lợi được hưởng khoản tiền trợ cấp.

Trong trường hợp bạn muốn nhờ chồng bạn đi nhận hộ thì theo khoản 4 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp có quy định:

“Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thông thường sẽ phải do người lao động trực tiếp đến nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng nêu trên thì người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ vào tình hình thực tế, bạn vì ốm đau mà không thể tự mình đi được thì hoàn toàn có quyền nhờ người khác đi nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian luật định. Việc bạn cần làm lúc này là đi xin xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về tình hình bệnh tình của bạn nhằm chứng minh việc bạn không thể tự mình đi là chính xác. Đồng thời bạn phải viết giấy ủy quyền với nội dung ủy quyền cho chồng bạn đi nhận thay quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi đó, trung tâm dịch vụ việc làm căn cứ vào các giấy tờ trên sẽ đồng ý cho người khác nhận thay.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Ví dụ cách tính lương hưu

Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng...

Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?

Chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội...

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi