• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9836 Lượt xem

Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không?

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Khác với người đã trưởng thành, là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, có thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do luật  định, người dưới 18 tuổi chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất.

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không? Cùng Hoàng Phi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Người chưa đủ 18 tuổi được hiểu thế nào cho đúng?

Thuật ngữ pháp lý cần được hiểu một cách chính xác thì việc tuân thủ pháp luật mới được thực hiện nghiêm chỉnh. Chúng ta thắc mắc Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không?  nhưng nhiều người lại chưa hiểu rõ về cách hiểu chưa đủ 18 tuổi được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người chưa thành niên quy định như sau:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Như vậy, người chưa đủ 18 tuổi được gọi là người chưa thành niên. Việc chưa đủ 18 tuổi ở đây có thể chia thành các mốc khác nhau như: từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi; từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không?

Để trả lời cho vấn đề Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không? Chúng ta căn cứ vào quy định của pháp luật lao động. Theo như quy định tại Điều 143 Bộ luật lao động 2019 về Lao động chưa thành niên như sau:

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Từ đó, ta thấy người chưa đủ 18 tuổi là lao động chưa thành niên, vẫn được đi làm. Tuy nhiên vì thể chất và tâm sinh lý của họ chưa hoàn thiện nên pháp luật cũng quy định các công việc mà họ được phép làm. Đó là những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi.

Nhằm tránh tình trạng bóc lột sức lao động của người chưa thành niên, pháp luật – quy định tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật lao động 2019 cũng cấm sử dụng người lao động làm những công việc sau:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Ngoài ra, Bộ luật lao động 2019 cũng quy định trường hợp sử dụng người lao động chưa đủ 18 tuổi như sau:

Điều 162. Sử dụng người lao động chưa thành niên

1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi

Người sử dụng lao động cần nắm rõ các nguyên tắc cần khi sử dụng lao động là người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) theo quy định tại Điều 163 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên

1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;

5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

Như vậy, đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể nộp hồ sơ xin vào các công ty trong nước mà có sử dụng lao động làm những công việc phù hợp với quy định của pháp luật.

16 tuổi làm hồ sơ xin việc được không?

Như đã phân tích ở trên, Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không? Được đi làm, trong đó có người 16 tuổi. Tuy nhiên họ chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi; đồng thời phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không? để Khách hàng tham khảo. Trong quá trình theo dõi nội dung bài viết Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi