Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chủ tịch công ty có được kiêm Giám đốc không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3653 Lượt xem

Chủ tịch công ty có được kiêm Giám đốc không?

Chủ tịch công ty có thể đồng thời là chủ sở hữu công ty (trong Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm làm chủ tịch công ty (trong Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu).

Trong các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty là hai chức danh thuộc cơ cấu công ty TNHH một thành viên. Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc công ty là các chức danh quản lý quan trọng trong công ty. Vậy trên thực tế, Chủ tịch công ty có được kiêm Giám đốc không? Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này để quý khách hàng tham khảo, áp dụng trong thực tiễn tổ chức, quản lý doanh nghiệp của mình.

Quyền, nghĩa vụ của chủ tịch công ty?

Chủ tịch công ty có thể đồng thời là chủ sở hữu công ty (trong Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm làm chủ tịch công ty (trong Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu). Chủ tịch công ty là người nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc.

Đối với Chủ tịch công ty trong Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong loại hình công ty này,

Đối với Chủ tịch công ty trong Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty thực hiện theo quy định tại quyết định bổ nhiệm, Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan. Cũng cần lưu ý rằng, trong loại hình công ty này, chức danh Chủ tịch công ty chỉ tồn tại khi công ty được tổ chức theo mô hình gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Có thể thấy, pháp luật doanh nghiệp hiện nay không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty mà cho phép công ty quyết định vấn đề này trong Điều lệ của công ty. Do đó, khi xây dựng Điều lệ, công ty cần chú ý ghi nhận cụ thể quyền, nghĩa vụ của chức danh này nhằm tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ cho hoạt động của Chủ tịch công ty nói riêng, của cả công ty nói chung.

Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc công ty?

Giám đốc/Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc/Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc thuê và có nhiệm kỳ không quá 05 năm.

Khác với chức danh Chủ tịch công ty, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng Giám đốc.

Theo Điều Giám đốc/Tổng giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau: i/ Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty; ii/ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; iii/ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; iv/ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; v/ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; vi/ Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; vii/ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; viii/ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty; ix/ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; x/ Tuyển dụng lao động; xi/ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

Chủ tịch Công ty có được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định khá linh hoạt về vấn đề Chủ tịch công ty có được kiêm Giám đốc không? Cụ thể:

Thứ nhất: Trường hợp chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc

Pháp luật hiện nay cho phép Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc trong các trường hợp:

– Pháp luật doanh nghiệp hiện cũng quy định Chủ tịch công ty được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc (Khoản 1 Điều 82; Khoản 2 Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Theo quyết định của chủ sở hữu công ty: Căn cứ quy định pháp luật, việc Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu công ty. Căn cứ vào quy mô, nhu cầu tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty, chủ sở hữu công ty quyết định chủ tịch công ty kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc không kiêm.

Thứ hai: Trường hợp chủ tịch công ty không được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, Chủ tịch công ty đều có thể kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc. Trong các trường hợp sau, Chủ tịch công ty không được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc:

– Điều lệ công ty quy định Chủ tịch công ty không được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc công ty. Trường hợp này hoàn toàn do quyết định của chủ sở hữu công ty, phù hợp với nhu cầu tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty.

– Trong một số trường hợp pháp luật quy định Chủ tịch công ty không được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc: Đối với doanh nghiệp nhà nước, “Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác” (điểm b Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Trong đó, các chức danh quản lý trong doanh nghiệp gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác. Do đó, đối với Chủ tịch công ty trong doanh nghiệp nhà nước không được kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc trong các doanh nghiệp khác.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết Chủ tịch công ty có được kiêm Giám đốc không? cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi