Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1117 Lượt xem

Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP về giải thích từ ngữ.

Hành vi chống người thi hành công vụ là gì? Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? Chống người thi hành công vụ mà gây thương tích sẽ thế nào? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Hiểu thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP về giải thích từ ngữ.

Các hành vi chống đối người đang thi hành công vụ diễn ra rất phổ biến và len lỏi khắp các lĩnh vực từ giao thông cho tới đất đai,…. Để đảm bảo trật tự xã hội Nhà nước cũng đã ban hành quy định đối với vấn đề này.

Trước khi tìm hiểu quy định về Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? chúng ta cùng làm rõ khái niệm hành vi chống người thi hành công vụ.

Người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. (Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP).

Như vậy, một hành vi được xem là chống người thi hành công vụ trước hết hành vi đó có sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu hoặc hành vi sử dụng thủ đoạn khác như lăng mạ, vu khống…. với mục đích để người thi hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ được giao.

Ví dụ: Nguyễn Văn A  không chấp hành lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông, sau đó lại có lời lẽ đe dọa, rồi dùng vũ lực khi người cảnh sát giao thông giữ được xe của T. Hành vi của A có thể xác định là hành vi chống người thi hành công vụ.

Chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Trả lời câu hỏi Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm về việc lăng mạ, hành hung, chống đối cơ quan chức năng, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền đang làm nhiệm vụ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP  về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Theo quy định này, tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể mà người vi phạm sẽ chịu mức phạt khác nhau. Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người đó sẽ bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích thu được từ hành vi  đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Còn các hành vi chống đối khác thì không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng phạt tiền.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

– Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ

Một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ khi người đó đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

+ Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự  thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.

+ Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.

+ Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

– Hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ

Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù.

Chống người thi hành công vụ mà gây thương tích thì bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật không quy định về tội cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ. Tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật có quy định về hành vi chống người thi hành công vụ và pháp luật hình sự cũng đã quy định về tội cố ý gây thương tích.

Theo đó, có thể hiểu là hành vi cố ý làm làm thương tổn, bị thương cho người có trách nhiệm thi hành công vụ để người đó không thể thực hiện hoặc rất khó khăn trong việc thực hiện công việc được giao nhằm cản trở công việc của họ.

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hình phạt đối với tội chống đối người thi hành công vụ mà gây thương tích như sau:

– Về tội cố ý gây thương tích, mức hình phạt sẽ được xác định căn cứ theo mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tổn của nạn nhân với khung hình phạt có thể từ 06 tháng đến 20 năm tù giam hoặc cao nhất có thể là tù chung thân nếu mức độ thương tật từ 11% trở lên.

– Về tội cố ý chống người thi hành công vụ, người phạm tội có thể bị phạt 3 năm cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? để bạn đọc tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi