Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chồng có hành vi bạo lực vợ có thể ly hôn không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1550 Lượt xem

Chồng có hành vi bạo lực vợ có thể ly hôn không?

Khoảng hai năm trở lại đây, bố mẹ tôi thường xuyên mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Ngày 30/10/2016, sau khi bố tôi uống say thì xảy ra cãi vã với mẹ tôi. Bố tôi có hành vi đánh đập gây thương tích nặng cho mẹ tôi và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của mẹ tôi. Mẹ tôi muốn ly hôn nhưng nếu bố tôi không đồng ý thì Tòa có giải quyết không?

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi là Trần Thị Kiều Anh, 18 tuổi, hiện đang ngụ tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Bố mẹ tôi khoảng hai năm trở lại đây thường xuyên mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với nhau. Bố tôi thường hay rượu chè và cờ bạc dẫn tới gia đình mắc nợ người ta rất nhiều. Vào khoảng tối hôm 30/10/2016, sau khi bố tôi uống rượu say thì về nhà chửi mắng, mẹ tôi có nói lại, lời qua tiếng lại dẫn tới hai người cãi vã nhau.

Do quá nóng tính nên bố tôi đã đánh đập mẹ tôi, làm mẹ tôi bị thương khá nặng ở vùng mặt và tay chân. Bên cạnh đó, bố tôi còn dùng những lời xúc phạm mẹ tôi và có đe dọa sẽ đánh đập mẹ tôi nữa nếu tình trạng mâu thuẫn này còn xảy ra. Mẹ tôi muốn làm đơn ly hôn nhưng sợ rằng bố tôi sẽ không đồng ý.

Vậy tôi muốn hỏi là nếu mẹ tôi muốn ly hôn mà bố tôi không kí đơn ly hôn thì có được tòa giải quyết không? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Chồng có hành vi bạo lực vợ có thể ly hôn không?

Chồng đánh đập vợ có ly hôn được không?

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Theo như quy định trên, pháp luật cho phép cả vợ chồng hoặc một trong hai bên vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nếu trường hợp cả vợ và chồng cùng làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì gọi trường hợp thuận tình ly hôn. Nếu trường hợp chỉ có một bên (vợ hoặc chồng) làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì được gọi là trường hợp đơn phương ly hôn. Pháp luật không quy định phải bắt buộc có sự đồng ý của phía bên kia thì bên còn lại mới được phép yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do vậy, trường hợp này mẹ bạn nếu muốn ly hôn thì không bắt buộc phải có sự đồng ý của bố bạn.

Khi có sự yêu cầu giải quyết ly hôn của mẹ bạn, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn như sau:

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương;

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ý kết hôn;

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);

+ Bản sao giấy khai sinh của các con (có chứng thực);

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản nếu có: sổ đỏ, giấy đăng ký xe…

Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương

–  Nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bố bạn cư trú;

–  Trong thời hạn 07 ngày làm việc Tòa án tiến hành thụ lý và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

–  Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

–  Trong trường hợp hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo như bạn trình bày, thì khoảng hai năm trở lại đây, bố mẹ thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong cuộc sống gia đình. Cụ thể là bố bạn thường xuyên rượu chè, cờ bạc dẫn tới gia đình bạn bị nợ nần rất nhiều. Chính những điều này đã làm mâu thuẫn giữa bố mẹ bạn ngày càng tăng. Đỉnh điểm là vào ngày 30/10/2016 sau khi uống rượu say bố bạn về nhà và chửi mắng, dẫn tới giữa bố mẹ to tiếng, cãi vã với nhau. Bố bạn đã có hành vi đánh đập mẹ bạn gây ra thương tích nặng ở khu vực mặt và tay chân. Đồng thời, bố bạn còn dùng những lời lẽ không hay xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của mẹ bạn. Các hành vi này của bố bạn được coi là hành vi bạo lực gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Do vậy, theo quy định trên thì bố bạn đã có hành vi bạo lực gia đình với mẹ bạn thuộc vào điểm a, b khoản 1 điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Vì bố bạn có hành vi bạo lực gia đình nên Tòa án sẽ có đủ căn cứ để giải quyết đơn yêu cầu ly hôn của mẹ bạn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi