Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chi Nhánh Có Tư Cách Pháp Nhân Không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3409 Lượt xem

Chi Nhánh Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Chi nhánh là gì? Chi Nhánh Có Tư Cách Pháp Nhân Không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi để có ngay câu trả lời nhé!

Chi nhánh được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc và không có tư cách pháp nhân độc lập.

Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành thì các công ty doanh nghiệp đều được phép thành lập. Việc thành lập chi nhánh công ty đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển rộng hơn nữa thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà còn hướng đến cả thị trường quốc tế.

Vậy chi nhánh là gì? Liệu chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Để giải đáp những nội dung nêu trên thì Luật Hoàng Phi đã biên soạn bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin bài viết đem lại sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của Khách hàng.

Chi nhánh là gì?

Luật Doanh nghiệp hiện hành có đề cập giải thích về chi nhánh tại điều 45 có quy định: Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của công ty, doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo của doanh nghiệp, có thể thực hiện một phần chức năng hoặc toàn bộ chức năng kể cả việc đại diện theo ủy quyền.

Tuy nhiên trong hoạt động của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp từ cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Chi nhánh của công ty nào cũng đều được thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh đó. Do vậy, để biết chính xác mình là chi nhánh thuộc đơn vị nào thì chỉ cần xem lại trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh là biết rõ.

Tư cách pháp nhân là gì?

Để trả lời cho câu hỏi chi nhánh có tư cách pháp nhân không thì trước hết phải hiểu khái niệm pháp nhân theo quy định pháp luật. Khái niệm pháp nhân được quy định trong Bộ luật dân sự, pháp nhân được công nhận khi đáp ứng được các điều kiện gồm:

Đầu tiên là phải được thành lập hợp pháp tức là phải được thành lập theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó.

Tiếp theo là phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh.Điều kiện này phải được thể hiện dưới 03 mặt đó là:

Tổ chức phải tồn tại dưới hình thái tổ chức nhất định, đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với chức năng, mục đích, ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó.

Tổ chức phải có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự hoàn chỉnh thể hiện ở sự đầy đủ các cơ quan tổ chức, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và giữa các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo từ trên xuống dưới.

Tổ chức có tính độc lập về mặt tổ chức so với tổ chức, cá nhân khác. Sự độc lập thể hiện ở cơ cấu tổ chức độc lập, tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập với các tổ chức chủ thể khác và tổ chức có ý chí riêng và hành động độc lập mà không bị phụ thuộc vào các chủ thể khác.

 Nhân danh tổ chức để tham gia các quan hệ pháp luật độc lập bằng các điều kiện và tài sản của mình, với tư cách pháp lí của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ và chịu trách nhiệm với tài sản, phát sinh dân sự đó.

Vậy nếu một tổ chức không chỉ riêng là chi nhánh, khi đáp ứng đầy đủ được các điều kiện nêu trên tổ chức đó sẽ được nhà nước công nhận là có tư cách pháp nhân theo đúng quy định.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là tư cách cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc một nhóm người có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật mà đáp ứng được các điều kiện của pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự.

Khi đối chiếu các căn cứ, quy định pháp luật về chi nhánh và pháp nhân thì chúng tôi xét thấy chi nhánh không đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhà nước công nhận là một pháp nhân đúng nghĩa.

Hơn nữa tại Bộ luật dân sự ở Khoản 1 Điều 84 cũng quy định: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân chứ không phải là pháp nhân. Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Vì sao chi nhánh không có tư cách pháp nhân?

Rõ ràng, công ty, Doanh nghiệp có quyền thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương theo địa giới hành chính ở trong nước và ngoài nước, miễn làm sao theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng việc thành lập dù đúng theo yêu cầu không có nghĩa chứng tỏ chi nhánh có tư cách pháp nhân.

Bởi bản chất của chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc trụ sở chính của một doanh nghiệp và chỉ đáp ứng được yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn riêng về yếu tố độc lập khi nhắc đến tài sản và chịu trách nhiệm về tài sản đóng góp thì chi nhánh chưa đáp ứng được, tức là chi nhánh có vốn độc lập nhưng nguồn vốn này là do công ty mẹ cung cấp và công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm.

Trên đây là những thông tin, Luật Hoàng Phi muốn cung cấp đến Khách hàng trong việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Trong giới hạn của nội dung bài viết, có nhiều vấn đề chúng tôi chưa đi phân tích sâu, kỹ càng được nên nếu cần được tư vấn chuyên sâu, cụ thể hơn nữa Khách hàng có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được nhân vân giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi