• Thứ ba, 31/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5354 Lượt xem

Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì?

Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta.

Chúng ta vẫn thường xuyên được nghe nói về chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, công bằng. Vậy Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì? Nội dung của chế độ hôn nhân tiến bộ như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi nam, nữ có mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc họ tiến hành đăng ký kết hôn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được xác lập quan hệ hôn nhân.

Hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…

Nguyên tắc cơ bản của hôn nhân

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là những điều cơ bản định ra, tư tưởng chỉ đạo nền tảng, mang tính định hương xuyên suốt, chỉ đạo trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình.

Nguyên tắc này được các cá nhân và tổ chức liên quan tuân thủ khi thực hiện những hoạt động chịu sự điều chỉnh trong lĩnh vực này như kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, chế độ tài sant của vợ chồng, quan hệ cha mẹ con, cấp dưỡng…

Vậy Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong mục tiếp theo dưới đây.

Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì?

Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta.

Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.”

Với mỗi văn bản luật hôn nhân và gia đình ra đời sau đều được ghi nhận là phát triển hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó. Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ, đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ

Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.

Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.

Ghi nhận nguyên tắc này là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững.

Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng;

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì? đã được giải thích ở trên, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có các đặc điểm sau đây:

– Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự nguyện trong hôn nhân

Thực tế tự nguyện trong hôn nhân được thể hiện ở những quyền sau:

+ Quyền tự do, tự nguyện trong kết hôn, tức là nam và nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định được kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện mà không bị ép buộc, cản trở.

+ Khi đã kết hôn thì vợ chồng có quyền tự do, bình đẳng đến tất cả các vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, ví dụ như việc lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc sống, giáo dục con cái, quản lý tài sản…

– Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

Với mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

– Tự do kết hôn và tự do ly hôn

Tự nguyện trong hôn nhân là sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc kết hôn và giải quyết chấm dứt việc kết hôn: Tức là không được có bất cứ sự phân biệt đối xử ép buộc đối với bất kỳ bên trong các vấn đề như cơ sở và các thủ tục ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái…

Ý nghĩa của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện bản chất của chế độ hôn nhân cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về các vấn đề hôn nhân và gia đình, là căn cứ pháp lí để tòa án xử lí những trường hợp vi phạm trên thực tế cũng như giải quyết các vụ việc ly hôn.

Chế độ hôn nhân ở Việt Nam được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó được liệt kê đầu tiên đó là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Tuân thủ xu hướng phát triển chung, những nguyên tắc này đã được duy trì qua bốn lần ban hành Luật hôn nhân gia đình. Phải thừa nhận rằng, chế độ hôn nhân và gia đình đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn định xã hội tại Việt Nam.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi