Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thành lập, gia nhập công đoàn
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4067 Lượt xem

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thành lập, gia nhập công đoàn

Nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh, người sử dụng lao động cản trở người lao động gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn

1. Khái niệm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

– Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.

– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thành lập, gia nhập công đoàn

Hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

2. Bình luận và phân tích các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận. Song, quyền này có thực hiện được trên thực tế hay không thì cần phải có sự thiện chí và hỗ trợ của chủ thể bên kia của quan hệ lao động là người sử dụng lao động.

Trong khi đó, thực tế thời gian qua, ở nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh, người sử dụng lao động cản trở người lao động gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn vì cho rằng, đơn vị phải chi phí tốn kém trong việc bảo đảm cơ sở vật chất cho công đoàn hoạt động, trả lương cho cán bộ công đoàn trong thời gian nghỉ làm việc để hoạt động công đoàn. Ngoài ra, tổ chức công đoàn được thành lập, còn làm hạn chế nhiều quyền của người sử dụng lao động, ví dụ quyền xử lý kỷ luật lao động, quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động… Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xuất phát từ pháp luật của nước đầu tư, nên yêu cầu người lao động không tham gia công đoàn, hoặc trước đó người lao động đã tham gia tổ chức công đoàn thì khi được tuyển vào làm việc lại yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức công đoàn. Nhiều doanh nghiệp thực hiện phân biệt, đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc nhằm cản trở việc tham gia hoạt động công đoàn của người lao động. Cũng theo Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thi hành BLLĐ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tại các tỉnh, thành phố lớn, ngay việc thành lập công đoàn cơ sở gặp rất nhiều khó khăn và chiếm tỷ lệ thấp như: Thành phố Hồ Chí Minh là 50%, Đà Nẵng 2%, Bà Rịa Vũng Tàu 30%, Vĩnh Phúc là 12,7% và Hà Nội là 12%. Từ đó, suy ra người lao động không được bảo đảm quyền công đoàn.

Xuất phát từ thực tiễn này, BLLĐ đã dành một điều luật riêng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Quy định này không chỉ thể hiện sự phù hợp của pháp luật lao động Việt Nam với quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, mà còn thể hiện sự chú trọng của Nhà nước về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động. Đồng thời góp phần thúc đẩy việc thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp. Hy vọng rằng, với quy định này, tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập nhiều thêm, theo đó quyềri và lợi ích của các công đoàn viên, của người lao động được bảo đảm hơn.

Do quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là quyền của người lao động, được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên, việc quyết định có thành lập công đoàn cơ sở hay gia nhập tổ chức công đoàn cơ sở và hoạt động trong một tổ chức công đoàn cơ sở hay không, hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người lao động.

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thành lập, gia nhập công đoàn

Vì thế, các hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn; Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động… đều bị nghiêm cấm tại Điều 190 BLLĐ. Nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy định này thì bị xử lý theo quy định của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013. Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 50 BLLĐ, trường hợp nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động thì hợp đồng lao động đó vô hiệu toàn bộ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi