Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 865 Lượt xem

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Điều 175 Bộ luật lao động về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bản chất là quy định về những bảo vệ đối với người lao động, cán bộ tổ chức đại diện người lao động và bản thân tổ chức đại diện người lao động trước hai hành vi của người sử dụng lao động.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì?

Điều 175 Bộ luật lao động quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm: 

a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động 

b) Sa thải, kluật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác; 

c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động; 

d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 

Bình luận về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Điều 175 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có bản chất là quy định về những bảo vệ đối với người lao động, cán bộ tổ chức đại diện người lao động và bản thân tổ chức đại diện người lao động trước hai hành vi của người sử dụng lao động, bao gồm: (i) Phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; và (ii) Can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động. Về cơ bản, nội dung 

Điều 175 kế thừa quy định tại Điều 190 BLLĐ năm 2012, song có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng sau: 

Một là: Ngôn ngữ diễn đạt của điều luật đã được sửa đổi để bảo đảm những bảo vệ này được áp dụng cho người lao động và cả hai loại tổ chức đại diện người lao động là công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động. 

Hai là: Phân biệt rõ hai loại hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động (thực chất là hai bảo vệ đối với người lao động, cán bộ tổ chức đại diện người lao động và bản thân tổ chức đại diện người lao động), bao gồm: phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; và can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động. 

Ba là: Sửa đổi, bổ sung quy định về một số hành vi phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động và hành vi can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động điển hình. 

Quy định của Điều 175 là một trong những quy định đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp sự bảo vệ cần thiết đối với người lao động, cán bộ tổ chức đại diện người lao động và bản thân tổ chức đại diện người lao động để tổ chức này có thể thực hiện được sự mệnh đại diện, bảo vệ các quyền hợp pháp và thúc đẩy cho các lợi ích chính đáng của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động thông qua thương lượng tập thể – yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa trong nền kinh tế thị trường.

Điều 175 cũng là điều luật quan trọng nhất của BLLĐ năm 2019 trong việc bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn của Công ước số 98 của ILO về áp dụng các nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. 

Về quy định cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (khoản 1 Điều 175) 

Về cơ bản, khoản 1 Điều 175 đã quy định một cách phù hợp với yêu cầu của Điều 1 Công ước số 98, theo đó, người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước những hành vi phân biệt đối xử liên quan đến mọi khía cạnh việc làm của họ vì lý do tham gia thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động hợp pháp.

Đối tượng hưởng sự bảo vệ này được áp dụng đối với cả: (i) Người lao động chưa là đoàn viên/thành viên tổ chức đại diện người lao động; (ii) Người lao động đã là đoàn viên/thành viên tổ chức đại diện người lao động; và (iii) Đặc biệt là đối với cán bộ tổ chức đại diện người lao động – là đối tượng cần được hưởng sự bảo vệ đặc biệt hơn để họ có thể thực hiện nhiệm vụ đại diện một cách hiệu quả.

Đối tượng của sự bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 175 cơ bản phù hợp với yêu cầu của Công ước số 98%.

Về thời gian, việc bảo vệ khỏi các hành vi phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động không chỉ giới hạn trong tuyển dụng và sa thải/chấm dứt quan hệ lao động mà gồm các biện pháp chống phân biệt đối xử trong quá trình sử dụng lao động, cụ thể là chuyển người lao động làm công việc khác; phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động; cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc. Điều này có nghĩa là về mặt thời gian, sự bảo vệ này bao gồm cả khi tuyển dụng, trong quá trình làm việc cũng như khi chấm dứt quan hệ lao động”. 

Về quy định cấm người sử dụng lao động can thiệp, chi phối, thao túng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (khoản 2 Điều 175

Khoản 2 Điều 175 vcơ bản phù hợp với Điều 2 Công ước số 98 của ILO’, cụ thể, quy định này bảo đảm sự độc lập của tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động về mọi phương diện tổ chức và hoạt động, bao gồm: (i) Sự độc lập về tổ chức; (ii) Sự độc lập trong việc thông qua chương trình công tác và kế hoạch hoạt động của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và sự độc lập trong việc quản trị nội bộ tổ chức mà quan trọng nhất là việc tự chủ trong quản lý, sử dụng tài chính.

Về tổ chức, sự can thiệp của người sử dụng lao động vào việc thành lập tổ chức đại diện người lao động có thể được thực hiện thông qua nhiều hành vi đa dạng khác nhau như: can thiệp vào quá trình xây dựng và thông qua điều lệ tổ chức; quá trình đề cử, bầu cử ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động; mua chuộc người lao động bằng những quyền lợi vật chất hoặc thăng tiến để người lao động từ bỏ, không tham gia tổ chức đại diện người lao động, hoặc để tạo ra những tổ chức đại diện người lao động “giả tạo” mà thực chất không phải là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động. 

Về bảo vệ sự độc lập trong kế hoạch công tác và quản trị nội bộ tổ chức, các hành vi can thiệp của người sử dụng lao động vào quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động, việc quản lý và sử dụng tài chính của tổ chức cũng có thể được thực hiện trên thực tế một cách rất đa dạng và tinh vi, có thể là những can thiệp nhằm cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện các công việc của tổ chức đại diện người lao động, cũng có thể là những hành vị nhằm mua chuộc, làm suy yếu hoặc tê liệt chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động như tài trợ về tài chính cho tổ chức. 

Những sự can thiệp nói trên ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc | thực hiện chức năng đại diện bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của người lao động, đặc biệt là thúc đẩy quyền lợi của người lao động thông qua thương lượng tập thể. Chính vì thế việc bảo vệ tổ chức đại diện người lao động trước các hành vi can thiệp theo khoản 2 Điều 175 cũng là trọng tâm của tiêu chuẩn của Công ước số 98.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi