Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bị quay lén phải làm gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3199 Lượt xem

Bị quay lén phải làm gì?

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của họ phải được chính người đó đồng ý. Nếu việc sử dụng hình ảnh để dùng cho mục đích thương mại, thì bắt buộc phải trả thù lao cho họ, trừ việc hai bên có một thỏa thuận khác.

Tình trạng bị quay lén là một trong những tệ nạn xã hội xảy ra phổ biến trong những năm gần đây. Để bảo vệ bản thân và quyền lợi của riêng mình, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hành động ứng biến kịp thời và những phương pháp xử lý khi bị quay lén. Bị quay lén phải làm gì? Hãy cùng Chúng tôi giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Pháp luật Dân sự quy định thế nào về việc quay lén?

Thứ nhất: Công dân là một chủ thể tối cao được pháp luật bảo vệ, hành vi quay lén là một hành vi vô cùng xấu xa xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân về hình ảnh của chính người bị quay lén.

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

– Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của họ phải được chính người đó đồng ý. Nếu việc sử dụng hình ảnh để dùng cho mục đích thương mại, thì bắt buộc phải trả thù lao cho họ, trừ việc hai bên có một thỏa thuận khác.

– Một số trường hợp sử dụng hình ảnh không cần phải có sự đồng ý của chính cá nhân hay người đại diện theo pháp luật của họ, bao gồm:

+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Thứ hai: Quay lén là hành vi xâm phạm đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác.

– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Có thể thấy, việc bị quay lén là hành vi mà chính người bị quay lén không mong muốn, và chưa được sự đồng ý của họ. Trong trường hợp này, người bị quay lén có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, hoặc các công việc liên quan đến phát tán thông tin, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật Hình sự quy định thế nào về việc bị quay lén?

Trong trường hợp, người quay lén sử dụng hình ảnh đã quay lén được nhằm làm nhục người bị quay lén, hành vi này có thể trở thành hành vi phạm tội.

Tùy vào từng trường hợp và mức độ khác nhau mới có thể kết luận được đó có thể là tội phạm hay không. Nếu các cảnh quay lén lại được là cảnh sinh hoạt cá nhân của người bị quay lén không thể tiết lộ ra bên ngoài, sau lại lấy hình ảnh đó để nhục mạ, chửi rủa người bị quay lén, đồng thời phát tán đoạn video đó ra bên ngoài để làm nhục người khác, nhằm trả thù người đó hoặc thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì hành vi này đã được cấu thành tội phạm, và có thể bị vi phạm pháp luật hình sự.

Bị quay lén phải làm gì?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, và tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau mà người bị quay lén có những cách ứng xử phù hợp:

– Nếu người bị quay lén là người chưa thành niên, theo Chúng tôi, tốt nhất là người đó nên báo lại cho người lớn, miêu tả chi tiết về vụ việc đã xảy ra, để người lớn có những cách giải quyết tốt hơn.

– Nếu người bị quay lén là người đã thành niên, tốt nhất là nên gặp trực tiếp với Công an Phường nơi gần nhất để tố cáo nhằm dừng ngay hành vi này lại. Đồng thời, họ cần thu thập tài liệu, chứng cứ để phục vụ mục đích ra Tòa trong trường hợp hành vi đó xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư cá nhân của họ. Chỉ có thể làm gay gắt vụ việc này, thì người có hành vi phạm tội mới nhận ra sai lầm và có thể chấm dứt hành vi này lại, không tái phạm nữa.

Hành vi quay lén được pháp luật giải quyết như thế nào?

Thứ nhất: Đối với hành vi vi phạm pháp luật Dân sự

Pháp luật Dân sự đưa ra 06 phương thức để bảo vệ quyền dân sự của mình, bao gồm: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ; Buộc bồi thường thiệt hại; Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Trong trường hợp này, người bị quay lén có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, hoặc các công việc liên quan đến phát tán thông tin, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Đối với hành vi vi phạm pháp luật Hình sự

– Về cơ bản: Hành vi quay lén nhằm làm nhục người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Trong trường hợp có các hành vi tăng nặng: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu:

 + Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ;

+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân tự sát.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, việc phát tán video quay lén lên mạng điện tử có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát.

Bên cạnh khía cạnh dân sự, hình sự, hành vi quay lén có bị xử lý hành chính tùy vào mức độ, hành vi cụ thể.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Bị quay lén phải làm gì? và các vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi