Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Hành Chính Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Trong nhiều trường hợp xử lý vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông (CSGT) giữ giấy từ như bằng lái của người điều khiển phương tiện. Không ít người đặt ra câu hỏi: Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin làm rõ qua bài viết này nhé!

Giữ bằng lái là gì?

– Bằng lái là cách gọi gần gũi về giấy phép lái xe. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ thì:

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, khi tham gia giao thông, người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp theo quy định.

– Giữ giấy phép lái xe không phải là thuật ngữ pháp lý, là cách gọi của nhiều người về việc bị chủ thể có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Tạm giữ giấy phép lái xe là một trong các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt

Tước giấy phép lái xe (bằng lái xe) là tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, cụ thể là lái xe

Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Điều 36 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lái xe như sau:

1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.

Như vậy, để được cấp lại giấy phép lái xe bị mất, quá hạn, giấy phép lái xe không thuộc trường hợp đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý. Bị CSGT giữ bằng lái, làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe sẽ không được giải quyết. Trường hợp xin cấp lại thậm chí Quý vị có thể bị xử phạt bởi Theo điểm g khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Nếu đang bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, Quý vị cần chấm hành theo đúng quy định về xác minh, nộp phạt vi phạm hành chính để được trả lại giấy phép lái xe theo quy định pháp luật.

Chắc hẳn qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời về câu hỏi Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không? Trường hợp có những băn khoăn, vướng mắc, Quý vị có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phân biệt Công an và Cảnh sát

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm...

Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật luật sư thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật luật...

Công an có được xăm mình không?

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân....

Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch

Sử dụng mã số mã vạch phải nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch như thế...

Biển nào không cho phép rẽ phải?

Biển không cho phép rẽ phải là Biển 1, đây là biển bắt buộc người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ trái tại nơi giao nhau đằng sau mặt biển, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường,…để không vi phạm luật giao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi