Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1713 Lượt xem

Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?

Người lao động là công dân nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được cấp giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, thuộc loại hợp đồng có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam đang đón nhận ngày càng nhiều nguồn lao động từ nước ngoài đến làm việc. Do đó, nếu là người lao động có giao kết hợp đồng lao động, đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều phải tham gia đóng.

Vậy nhóm người nước ngoài nào thì phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội? Quy định bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này.

Đối tượng nước ngoài nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được cấp giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, thuộc loại hợp đồng có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Do đó, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp;

– Được ký kết hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có xác định thời hạn với thời gian làm việc từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;

– Người lao động chưa đủ tuổi nghỉ hưu;

– Người lao động không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật hiện đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, đã được tuyển dụng trước đó ít nhất 1 năm và được cử sang làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, những người không thuộc diện bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo gồm:

– Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động như: Thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần, người nước ngoài vào Việt Nam dưới 3 tháng để thực hiện hoạt động chào bán dịch vụ, vào Việt Nam dưới 3 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, là học sinh, sinh viên…

– Người lao động nước ngoài có hợp đồng lao động dưới 1 năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam;

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định Bộ luật lao động.

Ngoài việc giải thích về các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội, thì với nội dung viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách về Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào?        

Theo Điều 5 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này”.

Như vậy, người lao động nước thuộc thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đến 1/1/2022 thì người lao động nước ngoài sẽ được hưởng thêm chế độ tử tuất và hưu trí.

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài?

Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được quy định như sau:

– Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài:

+ Người sử dụng lao động sẽ trích đóng tổng cộng là 3,5%, trong đó 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp, không tham gia đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

+ Người lao động nước ngoài sẽ không phải trích phần trăm lương để tham gia đóng vào các quỹ nêu trên.

Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh như sau:

+ Người sử dụng lao động sẽ trích đóng 17,5%, trong đó 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

+ Người lao động nước ngoài sẽ trích 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Căn cứ tại Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương quy định để tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài bao gồm khoản lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác kèm theo.

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở, tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ tiền thưởng theo Bộ luật Lao động.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Người nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm xã hội cần được thực hiện theo trình tự thủ tục sau đây:

– Khi phát sinh lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

+  Biểu mẫu TK3-TS về tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH;

+ Mẫu D02-LT là danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội.

– Đối với người lao động nước ngoài khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ chuẩn bị mẫu TK1-TS để kê khai và chỉ được sử dụng khi chưa được cấp mã Bảo hiểm xã hội

Lưu ý: Khi tiến hành điền thông tin, các thông tin liên quan đến tên, quốc tịch, giới tính thì đều phải ghi theo phiên âm quốc tế, hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch thuật sang tiếng Việt và đã được chứng thực hợp lệ theo quy định pháp luật Việt Nam.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội không? của Công ty Luật Hoàng Phi. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trợ cấp Bảo hiểm xã hội

Luật sư tư vấn giúp pháp luật quy định như thế nào về chế độ nhận tiền trợ cấp BHXH? Xin cảm ơn Luật...

Hợp Đồng Thử Việc Có Phải Đóng Bảo Hiểm năm 2024 Không?

“Hợp đồng thử việc là bước tiền đề trước khi ký hợp đồng lao động của một số công ty, doanh nghiệp. Trong thời gian thử việc, người lao động sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” Hiện nay, đa số các công ty, doanh nghiệp đều có yêu...

Tự ý cho lao động nữ sinh con nghỉ việc phải bồi thường thế nào?

Tôi nghỉ sinh con theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội, thế nhưng khi quay lại làm việc thì công ty đã cho tôi thôi việc. Tôi có được bồi thường...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...

Thủ tục thay đổi nơi đóng bảo hiểm sang quận/huyện khác

Công ty tôi chuyển trụ sở làm việc từ quận Hoàng Mai sang quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vậy cho tôi hỏi: thủ tục thay đổi nơi đóng BHXH sang quận khác như thế...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi