• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1161 Lượt xem

Bạo hành trẻ em

Trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng bên cạnh đó cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Pháp luật dành sự ưu tiên cao nhất đối với đối tượng này, do đó, mọi hành vi có ý làm tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, tình trạng bảo hành trẻ em diễn ra với tần suất ngày càng lớn, và số lượng vụ bạo hành đáng báo động trên phạm vi quốc gia.

Vậy hiểu thế nào cho đúng và đầy đủ về Bạo hành trẻ em để cả nước cùng chung tay đẩy lùi thực trạng trên, tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu đến quý vị bài viết sau đây.

Bạo hành trẻ em là gì?

Bạo hành trẻ em là trường hợp trẻ em bị tác động bởi các hành vi như hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại đến thân thể, tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ hoặc các hành vi tương tự khác mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tình cảm và sự phát triển bình thường về mặ thể chất và tinh thần của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Trẻ bị bạo hành có thể được thể hiện qua 04 dấu hiệu cụ thể như sau:

1/ Dấu hiệu tổn thương vật lý về cơ thể qua các hành vi như làm bị bỏng, bị ngạt nước, bị đánh, đá, cắn, sử dụng đồ vật, phương tiên bên ngoài tác động vào trẻ, trói trẻ vào cột.

2/ Dấu hiệu xâm hại tình dục đây là hành vi mà xâm hại cả về mặt thể chất và tinh thần của trẻ như cho trẻ tiếp xúc với các văn hóa phẩm đồi trụy, có hành vi xâm phạm vào các bộ phận sinh dục của trẻ.

3/ Các hành vi gây tồn hại đến tinh thần của trẻ, đây là những hành vi làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý bình thường của trẻ so với bạn bè trang lứa như quát mắng, luôn so sánh trẻ với những đứa trẻ khác, thiếu quan tâm đến trẻ về mặt cảm xúc, tình cảm.

4/ Có hành vi bỏ mặc, thiếu quan tâm đến trẻ về điều kiện sống và môi trường sống như sự thiếu hụt về thức ăn, quần áo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, điều kiện về vệ sinh môi trường trong sinh hoạt hằng ngày, ngăn cản trẻ em tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, không được quan tâm các dịch vụ về y tế, giáo dục.

Mức xử phạt đối với người có hành vi bạo hành trẻ em

Theo Hiến pháp 2013 quy định rõ: “ Nghiêm cấm hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Do đó, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể nhận các mức phạt cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP áp dụng mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi xâm hại đến thân thể, sức khỏe, tinh thần; danh dự và nhân phẩm của trẻ em hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ làm trẻ tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngoài ra, với hành vi trên người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.

Bên cạnh đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi bạo hành trả em có thể cấu thành tội phạm và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định BLHS 2015 cho một trong các tội sau:

– Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134.

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu (Điều 185)

– Tội hành hạ người khác (Điều 140).

Khi phát hiện có hành vi bạo hành trẻ em có thể báo với cơ quan nào?

1/ Thông báo bằng hình thức trực tiếp, qua điện thoại hoặc các hình thức khác cho một trong các cơ quan Ủy ban nhân dân, Công an xã, phường, thị trần, Cơ quan lao động thương binh và xã hội các cấp, Các đường dây nóng hỗ trợ trẻ em (111; 113; 1900.54.55.59, 1800.90.69).

2/ Sau khi nhận được nguồn tin hoặc tin báo cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã phải báo cáo kết quả kiểm tra xác thực thông tin cho chủ tịch UBND và trưởng ban bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã, đồng thời phòng lao động – thương binh & xã hội để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.

3/ Cha mẹ hoặc người đại diện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sẽ được cấp giấy giới thiệu đến tại bệnh viện, các cơ sở y tế hoặc là trung tâm pháp y do chủ tịch UBND xã hoặc phòng lao động thương binh và xã hội cấp.

4/ Bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm giám định có trách nhiệm trả kết quả giám định, khám và điều trị ban đầu của trẻ cho UBND xã. Nếu trẻ có dấu hiệu bị bạo hành thì bệnh việ, cơ sở y tế phải gửi thông tin này đến Sở lao động thương binh & xã hội hoặc cơ quan đã cấp giấy giới thiệu cho cha mẹ, người đại diện…

5/ Nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra thuộc công an cấp huyện xem xét khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra xác minh thông tin, cơ quan điều ra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định và cử người đưa trẻ đi giám định.

6/ Sau khi nhận được kết quả giám định thì người bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại sẽ được cơ qua điều tra thông báo.

7/ Các thông tin liên quan đến trẻ bị bạo hành, xâm hại đến thể chất, tinh thần và sức khỏe đều được bảo mật tuyệt đối.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Bạo hành trẻ em của tổng đài tư vấn 19006557, mọi vấn thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.

 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi