Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14201 Lượt xem

Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công?

Đối với việc tổ chức, lãnh đạo đình công, pháp luật lao động quốc tế và của các nước đều ghi nhận vai trò của tổ chức công đoàn. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

1. Khái niệm tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019

Theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động (công đoàn) có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công?

Tổ chức và lãnh đạo đình công

2. Bình luận và phân tích tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật lao động năm 20129

Theo quy định của luật lao động, công đoàn là tổ chức xã hội của những người lao động, có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích của người lao động và bảo vệ chính công đoàn, trật tự pháp luật trong lao động. Đối với việc tổ chức, lãnh đạo đình công, pháp luật lao động quốc tế và của các nước đều ghi nhận vai trò của tổ chức công đoàn. Tính tổ chức của đình công phụ thuộc một mặt vào phương cách hành động mang tính tập thể và mặt khác, phụ thuộc vào việc tổ chức, lãnh đạo của công đoàn đối với cuộc đình công đó.

Ở nước ta, rất nhiều doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn (người sử dụng lao động cản trở không cho người lao động thành lập, gia nhập công đoàn; cán bộ công đoàn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm đối với việc thành lập công đoàn hoặc doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động nên chưa thành lập công đoàn…)

Để bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ và hiệu quả của cuộc đình công, đồng thời xác định trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực này, Bộ luật Lao động quy định công đoàn là chủ thể được quyền tổ chức và lãnh đạo đình công trong doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có (hoặc không có) tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đứng ra tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để công đoàn cấp trên thực hiện vai trò đó là nguyện vọng của người lao động. Chỉ khi nào có sự đề nghị của người lao động thì công đoàn cấp trên mới được quyền thực hiện việc tổ chức, lãnh đạo cuộc đình công của họ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Đình công là gì?

Luật sư cho tôi hỏi: Đình công là gì? Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với lý do tham gia đình công có đúng quy định pháp luật?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về định nghĩa đình công:

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về khái niệm đình công như sau:

Điều 198. Đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Như vậy, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức, với mục đích là đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công là quyền của người lao động, tuy nhiên để hợp pháp phải thực hiện theo trình tự pháp luật quy định.

Thứ hai, về việc công ty chấm dứt hợp đồng với người lao động tham gia đình công:

Bởi đình công là quyền của người lao động, do đó, một trong những hành vi bị cấm trước, trong và sau đình công theo quy định của Bộ luật lao động, đó là: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công (khoản 4 Điều 208 Bộ luật lao động 2019).

Khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với lý do tham gia đình công, người sử dụng lao động bị phạt theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Điều 33. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động

1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

b) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi