Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chồng chết thì gia đình chồng có được quyền nuôi dưỡng cháu không?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5241 Lượt xem

Chồng chết thì gia đình chồng có được quyền nuôi dưỡng cháu không?

Chồng tôi mới mất vì tai nạn giao thông. Vậy gia đình nhà chồng tôi có quyền được nuôi dưỡng hai con của tôi hay không? Các khoản tiền bảo hiểm xã hội, tiền đền bù của người gây tai nạn và tiền quyên góp của các đồng nghiệp trong công ty đều do gia đình chồng tôi giữ. Tôi có được hưởng một phần khoản tiền này không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Trương Thị Hồng, tôi có một số vấn đề thắc mắc cần tư vấn mong được Luật sư giải đáp như sau:

Chồng tôi mới mất cách đây không lâu vì tai nạn giao thông. Hiện tại tôi đang sống cùng gia đình chồng tuy nhiên vì gia đình chồng đối xử không tốt nên tôi muốn rời khỏi đó và mang theo 2 đứa con của mình. Vậy tôi muốn hỏi:

1) Tôi có phải là người có quyền bảo hộ cao nhất đối với hai con của tôi không? Gia đình nhà chồng có quyền đòi nuôi giữ hai đứa trẻ không?

2) Khi chồng tôi mất có được hưởng một số tiền như: Bảo hiểm xã hội, tiền hỗ trợ tai nạn do công ty chồng tôi quyên góp, tiền đền bù của người gây tai nạn, tuy nhiên gia đình chồng tôi đã cầm hết. Vậy nếu đưa ra pháp luật thì tôi là vợ có quyền được hưởng số tiền này hay không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về vấn đề giành quyền nuôi dưỡng con cái khi chồng qua đời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Đồng thời, Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha mẹ. Trong trường hợp này, khi chồng bạn chết thì nếu bạn không thuộc vào các trường hợp bị hạn chế quyền với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

thì bạn là người có quyền và nghĩa vụ đương nhiên đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng 2 con của bạn. Vì vậy, trong trường hợp này gia đình nhà chồng bạn sẽ không có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc này chỉ phát sinh khi ba mẹ cháu qua đời và không có anh chị em có thể nuôi dưỡng.

Thứ hai: Về việc hưởng các khoản bồi thường và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

– Về việc hưởng các khoản bồi thường, đền bù của người gây tai nạn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo như quy định này thì khoản tiền mà người gây ra tai nạn (xâm phạm đến tính mạng của chồng bạn) chi trả cho thân nhân người bị thiệt hại bao gồm các chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng, bù đắp tổn thất về tinh thần,… thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân (vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) được hưởng. Do vậy, việc gia đình nhà chồng giữ hết số tiền này mà không đưa cho bạn một phần là trái với quy định của pháp luật.

Chồng chết thì gia đình chồng có được quyền nuôi dưỡng cháu không?

Chồng chết thì gia đình chồng có được quyền nuôi dưỡng cháu không?

– Về khoản tiền bảo hiểm xã hội.

Chồng bạn là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, khi chồng bạn mất, thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

+Trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”

Mức trợ cấp mai táng mà gia đình bạn được hưởng là bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà chồng bạn mất. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 đồng. Như vậy, mức trợ cấp mai táng mà gia đình bạn được hưởng là 12.100.000 đồng. Và số tiền này gia đình chồng bạn phải giao cho bạn toàn bộ nếu bạn là người lo mai táng toàn bộ; hoặc giao cho bạn một phần nếu bạn lo mai táng một phần.

Đồng thời, tùy thuộc vào số năm làm việc và các điều kiện khác của pháp luậtthân nhân của chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hay trợ cấp tuất một lần theo quy định tại các Điều 67, 68, 69, 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.”

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.”

Những khoản tiền này thì tùy đối tượng là thân nhân mà được hưởng trợ cấp. Nếu những khoản trợ cấp nào mà đối tượng được hưởng là vợ hoặc con thì gia đình nhà chồng bạn không được hưởng những khoản trợ cấp đó mà phải giao cho bạn và các cháu.

 Thứ ba: Về khoản tiền hỗ trợ tai nạn do công ty chồng bạn quyên góp,

Về nguyên tắc, những khoản tiền hỗ trợ này đều xuất phát từ tấm lòng của những đồng nghiệp làm việc cùng công ty chồng bạn muốn giúp đỡ được phần nào những khó khăn cho thân nhân của người chết. Do đó, bạn và các con bạn hoàn toàn có quyền được hưởng khoản tiền hỗ trợ này. Vì vậy, gia đình chồng phải đưa cho bạn một phần số tiền này. Mức hưởng hỗ trợ có thể do các bên tự thỏa thuận với nhau.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi