Tư vấn về thủ tục cắt, chuyển khẩu 2024 qua Tổng đài 1900 6557
Cắt khẩu là như thế nào? Thủ tục cắt khẩu có khó không? Sau khi cắt khẩu thì có phải nhập khẩu không? Bài viết dưới đây của Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 phần nào giúp khách hàng giải đáp được một số khó khăn vướng mắc.
Cắt khẩu được hiểu là như thế nào? Các trường hợp cắt hộ khẩu? Thủ tục để cắt khẩu như thế nào? Các giấy tờ cần chuẩn bị cần những gì? TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục cắt khẩu sau đó nhập khẩu theo quy định của Luật cư trú mới nhất.
Tổng đài tư vấn pháp luật cắt, chuyển khẩu: 1900 6557
Cắt khẩu là gì?
Cắt khẩu hay cắt hộ khẩu không phải là thủ tục pháp lý, không có định nghĩa chính thức. Tuy nhiên, có thể hiểu cắt khẩu là cách gọi thực tế của nhiều người về trường hợp không còn chung một hộ như ban đầu, không còn nơi đăng ký thường trú tại địa chỉ nhất định.
Các trường hợp cắt hộ khẩu
Các trường hợp cắt hộ khẩu hay các trường hợp một cá nhân không còn nơi đăng ký thường trú tại một địa chỉ có thể là:
1/ Trường hợp tách hộ (giữ nguyên nơi đăng ký thường trú nhưng không còn chung hộ như ban đầu)
2/ Các trường hợp bị xóa nơi đăng ký thường trú
– Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
– Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
– Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
3/ Trường hợp chuyển nơi đăng ký thường trú.
Thủ tục tách hộ năm 2024
Thủ tục này được quy định tại Điều 25 Luật cư trú năm 2020 như sau:
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, điều kiện để tách hộ là:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp:
+ Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ để tách hộ thông thường bao gồm các giấy tờ sau:
– Sổ hộ khẩu;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao có công chứng);
– Văn bản có ý kiến đồng ý của chủ hộ ( trừ trường hợp đã ghi rõ ý kiến trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú).
Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Thời gian tách hộ là trong 5 ngày làm việc và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.
Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn
Ly hôn không phải là một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú. Nếu sau ly hôn muốn cắt khẩu (không còn chung hộ với vợ/ chồng, gia đình vợ/ chồng), Quý vị có thể lựa chọn một trong hai thủ tục:
Thứ nhất: Tách hộ ( giữ nguyên nơi thường trú tại địa chỉ cũ)
Cách thức thực hiện: như đã hướng dẫn tại phần Thủ tục tách hộ năm 2024
Lưu ý:
– Người vợ/ chồng muốn tách hộ ra riêng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp tách cùng người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không cần sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu về việc tách ra hộ riêng, nhưng phải chứng minh được việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó
Thứ hai: Chuyển nơi đăng ký thường trú
Theo Luật Cư trú năm 2020, từ 1/7/2021, để chuyển nơi đăng ký thường trú, Quý vị trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới mà không cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chuyển khẩu. Theo đó, Điều 22 Luật cư trú hiện hành quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau:
Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
>>>>>>> Tham khảo: Thủ tục chuyển hộ khẩu mới nhất
Trên đây, là bài viết của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN HỘ KHẨU 1900 6557 về thủ tục cắt, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết cũng phần nào giải quyết được một số vấn đề thắc mắc của khách hàng liên quan đến các vấn đề pháp lý như tách, nhập khẩu. Ngoài ra, TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 cũng tham gia giải quyết các vấn đê pháp lý liên quan đến các trình tự thủ tục như chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú, điều chính những thay đổi trong sổ hộ khẩu,….
Khách hàng cần giải đáp các vấn đề pháp lý của mọi lĩnh vực hãy liên hệ với chúng tôi qua đầu số điện thoại 1900 6557 để được các chuyên viên, Luật sư tâm huyết, giàu kinh nghiệm với nghề tư vấn một cách tận tình, đầy đủ, chính xác mà vẫn đảm bảo tính hiệu lực của văn bản pháp luật.
Quý vị vui lòng tham khảo mục Tư vấn Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Không có địa chỉ thường trú mới có được tách khẩu không?
Tên tôi là Mai Thị Nấm. Hiện tại tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: tôi chưa có địa chỉ thường trú riêng. Tôi vẫn đang sống chung với bố mẹ. Vậy tôi có thể tách hộ khẩu riêng cho bản thân được không? Đồng thời, tôi cũng muốn thay đổi tên của mình nhưng vẫn giữ lại họ. Vậy tôi sau khi tách hộ khẩu tôi có thể đổi tên được hay không? Thủ tục của 2 việc đó như thế nào.
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, luật sư của Luật Hoàng Phi xin tư vấn như sau:
1, Về tách khẩu:
Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú, có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Theo quy định Điều 25 Luật cư trú 2020 về tách sổ hộ khẩu:
– Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
+ Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định
– Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân; sổ hộ khẩu; tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Như vậy trong trường hợp này nếu cùng chỗ ở hợp pháp, bạn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (thường là từ đủ 18 tuổi trở lên), được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu nơi cu trú và có nhu cầu tách khẩu thì được tách khẩu.
2. Thay đổi tên:
Theo Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 thì:
” Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Trong trường của bạn, bạn không nói rõ lí do vì bạn muốn đăng kí thay đổi tên. Do vậy nếu bạn thuộc các trường hợp trên thì bạn có quyền được thay đổi họ tên.
Lưu ý: Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Đối với việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ, không có sự thay đổi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng...
Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?
Tình cảm gia đình không chỉ có bố mẹ, con cái mà còn là tình yêu thương ông bà, con cháu, anh chị em, những người ruột thịt. Từ khi sinh ra và lớn lên mỗi chúng ta đều được dạy dỗ những đạo lý làm người, trong đó có tình yêu gia đình, kinh trọng ông bà, bố mẹ....
Thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp tách doanh nghiệp như thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm duy trì doanh nghiệp thì thực hiện thỏa ước lao động tập thể áp dụng theo quy định tại Điều 86 của Bộ Luật lao...
Mức lương ngành quản trị nhân lực 2024
Ngành quản trị nhân lực là làm những công việc gì? Mức lương ngành quản trị nhân lực 2024 là boa nhiêu? Có cao...
Xem thêm