Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2024?
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5770 Lượt xem

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2024?

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 tư vấn và cập nhật quy định mới nhất của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cho Quý khách hàng tham khảo và sử dụng.

Trong những năm gần đây số lượng những vụ án hình sự tăng cao và chủ thể có hành vi phạm tội xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhiều người cho rằng từ 18 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây là nhân thức không đúng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vậy bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi cấu thành tội phạm? Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Tư vấn Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2020 qua Tổng đài 1900 6557

Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự: 1900 6557

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, theo quy định pháp luật, từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm ( trừ trường hợp Bộ luật hình sự có quy định khác); từ đủ 14 tuổi trở lên chịu trách nhiệm về tôi phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong các tội phạm liệt kê trên đây. Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trên thực tế được tính dựa vào tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm.

Tư vấn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Vấn đề đặt ra về lý luận cần phải giải quyết, đó là vì sao người chưa đủ 14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra? Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều luật này được xác định tuổi mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự, phải tính theo tuổi tròn (tức là đủ tuổi); dù thiếu một ngày cũng coi như chưa đủ tuổi tròn (trong trường hợp xác định được chính xác ngày sinh).

Cơ quan Tiến hành Tố tụng phải có biện pháp để xác định đúng tuổi (ngày, tháng, năm sinh) của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến ngày thực hiện tội phạm.

Theo khoản 1 của Điều luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do họ gây ra. Tuy nhiên đối với những trường hợp khác như chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, tội tảo hôn, tội giao cấu với trẻ em, chủ thể lại phải là người đã đủ mười tám tuổi, chứ không thể là người chưa thành niên.

Theo khoản 2 của Điều luật, người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo Điểu 8 khoản 3, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đốì với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.


Người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản xử lý thế nào?

Kính gửi Luật Hoàng Phi, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:

Tối ngày 23/04, em trai tôi đi chơi có mang theo một con dao mác mũi nhọn, dài khoảng 60cm. Đang đi, em tôi thấy một người dắt xe máy, nó liền cầm dao ra chặn đường, dùng dao chặt vào gương xe máy. Tiếp đến, nó dí dao vào cố và sườn người điều khiển xe máy và nói: “Có tiền cho chai rượu”. Đúng lúc đó, một tổ tuần tra đi qua phát hiện hành vi của nó và họ đã ập đến bắt. Vì hành vi này, em tôi đã bị Tòa án xử phạt năm năm tù. Phán quyết này của Tòa án là đúng hay sai vì em tôi mới 15 tuổi và cũng chưa lấy được tài sản gì của nạn nhân?

Trả lời:

Về câu hỏi Người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản thì bị xử lý thế nào? Luật sư tư vấn hình sự trả lời bạn như sau:

Căn cứ  Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cướp tài sản như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ vào quy định trên và các điều khoản liên quan của Bộ luật Hình sự, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất (khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015). Việc Tòa án xử phạt em trai bạn năm năm tù là hoàn toàn chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (35 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi