• Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2829 Lượt xem

Tử tù là gì?

Tử tù là người thực hiện hành vi phạm tội đã bị tòa án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.

Khi xem phim hoặc trong cuộc sống đôi khi chúng ta bắt gặp cụm từ tử tù, để giải đáp khái niệm Tử tù là gì? cũng như các vấn đề liên quan mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Tử tù là gì?

Theo căn cứ trong quy định của Luật Thi hành án năm 2019; Nghị định số 120/2017/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tạm giam, tạm giữ quy định:

Tử tù là người thực hiện hành vi phạm tội đã bị tòa án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.

Tiếp nhận, quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình trong buồng giam

Bên cạnh đó theo quy định tại Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định việc quản lý giam giữ người bị kết án tử hình quy định chi tiết và cụ thể về tiếp nhận, quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình trong buồng giam.

Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình. Sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì giám thị trại tạm giam phải làm thủ tục điều chuyển ngay người bị kết án tử hình vào buồng giam tại khu vực giam người bị kết án tử hình.

Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày (nếu người bị kết án tử hình là nữ thì phải bố trí cán bộ quản giáo nữ phụ trách). Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của Giám thị trại tạm giam; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ.

Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam.

Trường hợp người bị kết án tử hình trốn, trại tạm giam phải lập biên bản và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để biết và phối hợp xử lý; đồng thời, phải chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức truy bắt ngay.

Giám thị trại tạm giam phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ – kỹ thuật để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời người bị kết án tử hình trốn hoặc tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác.

Trường hợp người bị kết án tử hình bị chết, Giám thị trại tạm giam phải tổ chức bảo vệ hiện trường và báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết biết.

Tuy nhiên Thông tư 39/2012/TT-BCA đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và chưa có văn bản thay thế.

Một số quy định chung về vấn đề sinh hoạt đối với tử tù

Ngoài việc giải đáp tử tù là gì? cũng như vấn đề tiếp nhận, quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình trong buồng giam thì đối với tử tù pháp luật cũng đưa ra một số quy định chung về vấn đề sinh hoạt của tử tù theo quy định tại nghị định số 120/2017/NĐ-CP. Theo nội dung nghị định thì các chế độ của tử tù cũng cần được đảm bảo.

Về chế độ mặc và tư trang, nghị định quy định người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn cá nhân, 1 đôi dép, 2 bộ quần áo dài, 1 áo ấm mùa đông và 1 chăn (các cơ sở giam giữ từ TP Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên- Huế trở ra dùng chăn bông loại không quá 2kg).

Người bị tạm giữ được cấp 1 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 20g, 1 khăn mặt.

Người bị tạm giam được cấp 1 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 100g dùng trong 2 tháng, 1 khăn mặt dùng trong 4 tháng, mỗi tháng được cấp 0,3kg xà phòng giặt.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 2kg gạo tẻ loại trung bình/1 tháng.

Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có thun, không đóng số, màu xanh lam.

Nghị định cũng quy định tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp tương đương 2kg gạo tẻ loại trung bình/người/tháng.

Bảo đảm quyền của người bị kết án tử hình được pháp luật quy định

Bên cạnh các quy định chung thì pháp luật cũng quy định các quyền đối với tử tù theo quy định tại điều 11 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định việc quản lý giam giữ người bị kết án tử hình. Theo đó các quyền của người bị kết án tử hình được pháp luật quy định như sau:

1. Trại tạm giam phải bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, quyền kháng cáo, quyền xin ân giảm án tử hình của người bị kết án tử hình theo đúng quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân, Giám thị trại tạm giam phải chuyển ngay người đó ra khỏi khu giam người bị kết án tử hình đến khu giam người có án phạt tù đã có quyết định thi hành án phạt tù chờ đưa đi trại giam chấp hành án.

Nếu người bị kết án tử hình có bản án của Tòa phúc thẩm xử xuống tù chung thân hoặc hủy án để điều tra lại vụ án thì Giám thị trại tạm giam phải chuyển ngay người đó ra khỏi khu giam người bị kết án tử hình xuống giam ở khu tạm giam.

3. Khi người bị kết án tử hình có đủ điều kiện được ân giảm, chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân theo quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Giám thị trại tạm giam phải thông báo ngay bằng văn bản cho Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án biết để giải quyết theo thẩm quyền.

Tuy nhiên hiện nay Thông tư 39/2012/TT-BCA đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và chưa có văn bản thay thế.

Trên đây là những giải đáp của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tử tù là gì? đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho độc giả quan tâm tìm hiểu.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi