Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trấn lột tiền của người khác bị phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6705 Lượt xem

Trấn lột tiền của người khác bị phạt như thế nào?

Con tôi đang đi học thì bị một nhóm người chặn lại, chúng dọa nếu không đưa tiền thì sẽ đánh con tôi, con tôi đã phải nộp tiền cho chúng. Vậy hành vi này có bị ngồi tù hay không?

Câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn như sau: Tôi là Nguyễn Hoàng Lan, hiện đang sinh sống tại Thái Nguyên. Con tôi năm nay học lớp 8, một lần cháu nó đi học về có kể cho tôi là cháu đang đi đường thì bị một đám người, khoảng 3 người chặn lại và đòi tiền cháu. Những người đó dọa nếu không đưa tiền thì sẽ đánh cháu, cho nên con tôi đã đưa tiền cho bọn họ, số tiền là 500 nghìn đồng để đóng tiền học. Tôi được cháu cho biết nhóm người đó là những kẻ bỏ học, lang thang, thường xuyên chặn học sinh đi qua để trấn tiền, đã có rất nhiều người bị trấn tiền rồi, gây ra tâm lý lo sợ cho các cháu. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này những người đó bị phạt như thế nào và có bị đi tù không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hình sự, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Căn cứ vào những gì bạn trình bày, chúng tôi thấy được đây là hành động chiếm đoạt tài sản của người khác, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác cũng như có thể xâm phạm đến sức khỏe..Trên thực tế, có thể thấy hành vi trấn lột tiền này diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi, với những nhóm, cá nhân cùng nhau đe dọa những người đi đường phải đưa tiền/tài sản cho họ, điều này là rất nguy hiểm và có hậu quả khó lường nếu người bị đe dọa chống trả lại. Do đó, chắc chắn nhóm trấn lột tiền đó sẽ bị xử phạt bởi hành vi của họ đã cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1, Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

4, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, những người trấn lột tiền đã có hành vi cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” theo quy định của Bộ luật hình sự. Cụ thể như sau:

Về mặt khách thể : Những người trấn lột tiền đã xâm hại quan hệ sở hữu được Pháp luật bảo vệ, hơn nữa, nếu có hành vi đánh người sau đó xảy ra thì còn xâm hại đến quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe) của người khác.

Về mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực, hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác. Trong trường hợp này, những người trấn lột tiền đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản, cụ thể là có hành vi đe dọa con của bạn nếu không đưa tiền thì sẽ bị đánh, do vậy ,nếu con bạn không đưa tiền thì sẽ bị chúng đánh đòn và làm cho con bạn lâm vào tình trạng sợ hãi cho nên sẽ đưa tiền cho chúng để không bị đánh.

Về mặt chủ quan của tội phạm: những người này đã có lỗi cố ý trực tiếp đe dọa chiếm đoạt tài sản của người khác, biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến tài sản của người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Mục đích của họ là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Về mặt chủ thể: những người này phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

Như vậy, tội phạm này là tội cấu thành về mặt hình thức, cho nên chỉ cần có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ được coi là tội Cưỡng đoạt tài sản, không dựa vào số tiền mà họ đã chiếm đoạt là bao nhiêu.

Do vậy, những người trấn lột tiền của con bạn, và có thể của nhiều người khác nữa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản và có thể sẽ phải chịu hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, hình phạt cụ thể còn căn cứ vào điều tra và phán quyết cuối cùng của Tòa án. Bạn và những người bị hại khác nên đến cơ quan công an có thẩm quyền để báo cáo về sự việc này, tránh trường hợp coi đó là nhỏ nhặt vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội , nếu để nó tiếp tục phát triển thì sẽ gây hậu quả cho nhiều người hơn nữa.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi