Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 15784 Lượt xem

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được hiểu là hành vi khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác trong khai thác và bảo vệ rừng trái với quy định của pháp luật.

Thế nào là tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản?

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“ Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;

g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ của loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

g) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

h) Phạm tội có tổ chức;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Khai thác trái phép tại rừng sản xuất 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép tại rừng phòng hộ 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép tại rừng đặc dụng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng khác trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Theo đó,

Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được hiểu là hành vi khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác trong khai thác và bảo vệ rừng trái với quy định của pháp luật.

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Tư vấn và bình luận về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

–  Mặt khách quan

+ Về hành vi

–  Khai thác trái phép cây rừng là một trong các hành vi sau đây:

+ Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thòi hạn;

+ Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép;

+ Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);

+ Khai thác cây rừng vượt quá giới hạn cho phép (phần vượt quá khối lượng).

–  Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

Cần lưu ý:

Trong trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ…thì bị xử lý như sau:

+ Nếu chủ rừng khai thác rừng trái phép thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự.

+ Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại chương XIV (các tội xâm phạm sở hữu) của Bộ luật Hình sự.

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực…)

Lưu ý:

Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội buôn bán hoặc tội vận chuyên trái phép hàng hóa qua biên giới.

+  Các dấu hiệu khác. Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi nếu trên hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên mức độ tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm;

Ví dụ: Mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối vối hành vi khai thác trái phép gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII ở rừng sản xuất là 20m3. Nếu khai thác trái phép từ trên 20m3 đến 40m3 là gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông thường nhóm I-III vối gỗ thông thường nhóm IV-VIII; gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó;

Ví dụ 1: Phạm Minh H khai thác trái phép ở rừng sản xuất 13m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII và 9m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm I đến nhóm III. Tổng cộng H đã khai thác trái phép 22m3. Theo quy định hiện hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với hành vi khai thác gỗ tròn thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII ở rừng sản xuất là 20m3; do đó, hành vi của Phạm Minh H thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ 2: Trần Văn C khai thác trái phép ở rừng sản xuất  11 m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII, 9 m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm I đến nhóm III và 5m3 gỗ tròn quý, hiếm thuộc nhóm IIA. Tổng cộng C đã khai thác trái phép 23m3. Theo quy định hiện hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với hành vi khai thác gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII ở rừng sản xuất là 20m3; do đó, hành vi của Trần Văn C thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ 3: Trần Đức p vận chuyển trái phép 13m3 gỗ tròn thông thường thuộc nhóm rv đến nhóm VIII, 5m3 gỗ thông thường thuộc nhóm I đến nhóm III và 3m3 gỗ tròn quý, hiếm thuộc nhóm IIA. Tổng cộng p đã vận chuyến trái phép 21m3. Theo quy định hiện hành mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái phép gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII là 20m3; do đó, hành vi của Trần Đức p thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;

+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

+ Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước.

–  Mặt chủ quan

Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Về hình phạt

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ của loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

g) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

h) Phạm tội có tổ chức;

i) Tái phạm nguy hiểm.

+ Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Khai thác trái phép tại rừng sản xuất 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép tại rừng phòng hộ 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép tại rừng đặc dụng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng khác trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

+  Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Hình phạt đối với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi