Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội ngoại tình có hay không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2649 Lượt xem

Tội ngoại tình có hay không?

Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy mà quan hệ gia đình luôn được quan tâm và bảo vệ bởi pháp luật. Tất cả các hành vi xâm phạm đến mối quan hệ này, đặc biệt là Tội ngoại tình thì đều bị pháp luật xử lý.

Vậy pháp luật hiện nay quy định về tội ngoại tình như thế nào? Những hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý ra sao? Qua nội dung bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp giúp Qúy khách những thắc mắc này

Tội ngoại tình là gì?

Tội ngoại tình là từ để chỉ những mối quan hệ tình cảm bất chính xảy ra giữa nam và với nhau trong khi một trong hai bên hoặc cả 2 bên đã có vợ hoặc chồng, thực chất đây không phải là thuật ngữ pháp lý mà là cách gọi phổ biến của nhiều người.

Được hiểu theo quy định của pháp luật thì ngoại tình là việc cá nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng, đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật công nhận nhưng lại phát sinh quan hệ tình cảm với một người khác không phải là vợ hoặc chồng của mình

Ngoại tình được coi là tội vì đó là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có điều luật quy định về nghĩa vụ của vợ và chồng là phải yêu thương, chung thủy, tôn trọng và giúp đỡ nhau trong cuộc sống gia đình.

Do vậy xét về hành vi thì ngoài tình là hành vi không chung thủy. Việc một trong hai bên hoặc cả hai bên phát sinh quan hệ tình dục và chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm pháp luật, còn đối với những hành vi mới chỉ dừng lại ở quan hệ tình cảm thì pháp luật chưa điều chỉnh vì khó có căn cứ xác minh trên thực tế

Chủ thể của tội ngoại tình là những người đang có vợ hoặc chồng mà lại thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống với người khác; người chưa có vợ hoặc chồng như lại chung sống như vợ chồng với người khác mà đã biết rõ là người kia đang có vợ hoặc chồng

Ngoài việc giúp cho Qúy khách hiểu được Tội ngoại tình là gì? Thì nội dung dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp giúp Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này

Quy định của pháp luật về tội ngoại tình

Hiện nay các quy định của pháp luật có rất nhiều các nội dung liên quan đến việc xử lý các hành vi ngoại tình.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ hậu quả của hành vi mà ngoại tình có thể áp dụng một trong hai hình thức xử lý là: Xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự

– Đối với các hành vi ngoại tình bị xử lý hành chính như:

Đây là biện pháp được áp dụng đối với hành vi ít nghiêm trọng, chưa gây ra hậu quả pháp lý

Theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP thì người nào đang có quan hệ hôn nhân mà lại có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc chưa có vợ/chồng nhưng lại chung sống với người đã có vợ/chồng dù biết rõ điều này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

– Đối với các hành vi ngoại tình bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đều là những hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng và đã có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự

Tại điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Căn cứ vào mức độ của hậu quả mà chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu các mức hình phạt khác nhau, cụ thể:

+ Nếu hành vi ngoại tình khiến cho một trong hai bên phải chấm dứt quan hệ hôn nhân hoặc hành vi ngoại tình đó đã từng bị phát hiện và bị phạt tiền theo quy định của Luật trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính

Hình phạt sẽ là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ tối đa 1 năm hoặc phạt tù có thời hạn ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là 1 năm

+ Nếu hành vi ngoại tình đó gây ra hậu quả nghiêm trọng như khiến vợ/chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc Tòa án đã ra quyết định hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt hành vi nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ

Đối với những hành vi này sẽ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn ít nhất là 6 tháng và nhiều nhất là trong 3 năm.

Hệ quả bất lợi của tội ngoại tình

Ngoại tình được coi là một tội vì hành vi này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo vệ, do vậy ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi ngoại tình để lại rất nhiều các hậu quả pháp lý bất lợi cho chủ thể thực hiện hành vi như:

– Trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định thì nếu các bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản, tuy nhiên đây không phải là chia theo tỷ lệ 50/50 mà còn căn cứ vào các yếu tố khác

Một trong bốn yếu tố đó là việc xác định lỗi của hai bên chủ thể, bên nào đã có hành vi phạm nghĩa vụ vợ chồng khiến quan hệ hôn nhân chấm dứt

Do vậy, việc chủ thể thực hiện hành vi ngoại tình thì sẽ gặp bất lợi khi Tòa án phân chia tài sản chung

– Trong giành quyền nuôi con sau ly hôn

Theo quy định hiện hành, nếu hai bên không tự thỏa thuận được về người nuôi con thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó Tòa án sẽ xét đến điều kiện nhân thân của hai bên đương sự như lối sống, đạo đức, thu nhập…

Do vậy, việc cá nhân có hành vi ngoại tình là vi phạm pháp luật, không đảm bảo về đạo đức, lối sống nên đây sẽ là căn cứ để Tòa án không trao quyền nuôi con cho bên chủ thể thể vi phạm

– Nếu hành vi ngoại tình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trở thành người có tiền án

Án tích không tự nhiên mất đi ngay mà phải khi chủ thể đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định, trước khi đó thì nó sẽ được lưu tại lý lịch tư pháp, việc này sẽ khiến cho chủ thể gặp bất lợi khi xin việc làm

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Tội ngoại tình. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Công ty Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi