Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4234 Lượt xem

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Khi phân chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế sẽ được xác định theo các hàng thừa kế. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người cùng được hưởng bằng nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền công dân. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có nhu cầu lập di chúc hoặc để lại di chúc kịp thời, trong những trường hợp đó đòi hỏi di sản của phải được chia theo quy định pháp luật.

Để chia được chúng ta cần xác định được hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai một cách đầy đủ và chính xác. Vì vậy, để làm rõ hơn vấn đề Thừa kế là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, căn cứ tại điều 649 Bộ luật Dân sự 2015.

Thừa kế là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? hàm ý nói đến vấn đề thừa kế ở phương diện thừa kế theo pháp luật (nghĩa là thừa kế không có di chúc).

Trước hết, theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì thừa kế “là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống”. Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp thì thừa kế là “sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu”.

Khi có sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật thì khái niệm quyền thừa kế mới bắt đầu xuất hiện, điều này khác với thời kỳ sơ khai khi chưa có sự phân chia giai cấp người ta gọi chung đó là thừa kế.

Theo nghĩa rộng thì quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống.

Theo nghĩa hẹp thì quyền thừa kế là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản htừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó khi còn sống được thể hiện bằng di chúc hoặc theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định (thừa kế theo pháp luật).

Còn thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 674 BLDS 2015).

Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận chung về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.

Như vậy, có thể thấy quy định về việc thừa kế theo pháp luật vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại.

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Khi phân chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế sẽ được xác định theo các hàng thừa kế. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người cùng được hưởng bằng nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Theo quy định trên thì người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm các mối quan hệ: quan hệ hôn nhân (vợ chồng); quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ); quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi) với người chết.

Người thừa kế là vợ hoặc chồng của người để lại di sản

Trong trường hợp này, chỉ khi nam nữ đã đăng ký kết hôn mới được ghi nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (đăng ký kết hôn) và đứng ở vị trí hàng thừa kế đầu tiên của người còn lại. Khi xác định việc thừa kế của người vợ hoặc người chồng của người đã chết cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

– Người vợ (hoặc chồng) của người chết được hưởng thừa kế di sản của người còn lại kể cả tài sản đó là tài sản chung đã được thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân.

– Vợ (hoặc chồng) của người chết vẫn được xếp hàng thừa kế đầu tiên ngay cả khi họ đã xin ly hôn với nhau. Ngay cả khi vấn đề ly hôn đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thì họ vẫn có quyền hưởng di sản của nhau trong trường hợp này.

– Trong trường hợp người vợ (hoặc chồng) đã kết hôn với người khác nhưng vào thời điểm trước đó khi người chồng hoặc vợ cũ chết họ vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân thì quyền thừa kế của họ vẫn được công nhận.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất, cha mẹ đẻ với con đẻ đương nhiên là những người được hưởng thừa kế của nhau với vị trí hàng thừa kế đầu tiên.

Khái niệm con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và ngoài giá thú, cho nên con ngoài giá thú cũng là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ mình, chỉ cần họ có chứng cứ để chứng minh được điều này.

Ngoài con đẻ, pháp luật cũng công nhận quyền thừa kế cho cha mẹ nuôi, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ được ghi nhận nếu quan hệ giữa cha mẹ nuôi, con nuôi được thực hiện theo thủ tục quy định.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế

Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có căn cứ chứng minh được giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì họ cũng được ghi nhận quyền thừa kế như giữa cha, mẹ với con ruột.

Do đó trong trường hợp này, họ cũng sẽ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất của nhau để hưởng di sản.

Người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ là những người được chia di sản trước tiên khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. được quyền thỏa thuận về việc phân chia di sản, được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp không muốn nhận di sản. Trừ trường hợp từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Các trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không được hưởng thừa kế

Pháp luật quy định có ba hàng thừa kế, tuy nhiên các hàng thừa kế thứ hai và thứ ba chỉ được hưởng thừa kế khi mà hàng thừa kế thứ nhất không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản.

Vì vậy khi tìm hiểu về Thừa kế là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? chúng ta cũng cần biết rõ các trường hợp không có quyền hưởng thừa kế. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ không có quyền được hưởng thừa kế nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

– Người này đã bị kết án do có thực hiện những hành vi nhằm cố ý tước đoạt mạng sống, sức khỏe hoặc ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm một cách nghiêm trọng đối với người để lại di sản.

– Tại thời điểm người để lại di sản còn sống thì người thừa kế này đã thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng họ.

– Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng đã bị kết án do cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng thêm phần di sản của họ.

– Người này đã thực hiện các hành vi nhằm mục đích hưởng di sản của người để lại di sản trái với ý nguyện của người chết thông qua việc lừa dối, ép buộc, ngăn cản không cho họ để lại di chúc hoặc lập di chúc giả, sửa chữa, hủy, che dấu di chúc của họ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Thừa kế là gì? Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai để bạn đọc tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi