Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 950 Lượt xem

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2024

Sổ bảo hiểm xã hội là cuốn sổ quan trọng, cần thiết trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và được cấp cho những người tham gia. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595 của bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp luật định

Theo nguyên tắc về bảo hiểm xã hội, mỗi một cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một cuốn sổ bảo hiểm xã hội và đi theo người đó trong suốt quá trình tham gia và do cá nhân đó giữ sổ.

Vì thế việc mất sổ hay rách nát, hư hỏng là điều không thể tránh được. Và trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn Quý vị thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?                                              

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, hưởng các chế độ và là cơ sở để giải quyết các chế độ của bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm cả người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Sổ bảo hiểm xã hội sẽ phản ánh thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Họ và tên người tham gia bảo hiểm xã hội.

– Giới tính, ngày tháng năm sinh.

– Nguyên quán.

– Nơi cư trú của người tham gia bảo hiểm xã hội (được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú).

– Nơi làm việc của người tham gia bảo hiểm xã hội.

– Số chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân nơi cấp, ngày cấp.

Những thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ theo lời khai của người tham gia cũng như dựa theo thông tin trên chứng minh thư nhân dân.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trách nhiệm của người lao động là bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. Như vậy, sổ khi được cấp sẽ do người lao động nắm giữ và bảo quản. Điều này sẽ là thuận lợi cho người lao động khi muốn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình.

Việc người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình sẽ có nhiều trường hợp làm mất hoặc thất lạc. Thế nhưng, hiện nay bảo hiểm xã hội đã được mã hóa bằng thông tin điện tử, vì thế nếu mất sổ người lao động vẫn có thể tiếp tục đóng và làm thủ tục xin cấp lại một cách dễ dàng.

Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595 của bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất, hỏng, gộp sổ, thay đổi số sổ, họ tên chữ đệm hay ngày tháng năm sinh, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà còn bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

– Nếu sai quốc tịch, giới tính sẽ được cấp lại bìa sổ.

– Tờ rời bảo hiểm xã hội sẽ được cấp khi mất, hỏng.

Như vậy, người lao động hoàn toàn có căn cứ để xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Và hồ sơ của thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1 – TS.

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/ thẻ thẻ căn cước công dân của người lao động cần cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

– Nếu đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục cho người lao động thì cần phải có bảng kê thông tin theo mẫu.

– Một số tài liệu khác.

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ được lập thành 01 bộ và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và giải quyết.

Đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Như đã nêu ở trên về thành phần hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì thủ tục này không cần đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động chỉ cần kê khai vào tờ khai TK1 –TS nộp cho cơ quan nhà nước để được xem xét cấp lại sổ.

Tờ khai tham gia, thay đổi thông tin TK1 – TS được sử dụng rộng rãi trong bảo hiểm xã hội bao gồm các thủ tục tham gia, thay đổi, xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cũng như tham gia, thay đổi, xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, hiện nay mẫu TK1 –TS được quy định tại nhiều văn bản bởi có nhiều sự thay đổi, vì thế, người lao động cũng như doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật thông tin để có mẫu tờ khai chính xác nhất.

Một tờ khai TK1 –TS sẽ bao gồm các nội dung như sau:

– Phần kê khai bắt buộc:

+ Họ và tên.

+ Ngày/ tháng/ năm sinh.

+ Giới tính.

+ Quốc tịch.

+ Dân tộc.

+ Nơi đăng ký giấy khai sinh (ghi rõ cấp xã, huyện, tỉnh).

+ Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ dưới 06 tuổi.

– Phần kê khai chung:

+ Mã số bảo hiểm xã hội.

+ Số điện thoại.

+ Số chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân.

+ Mã số hộ gia đình.

+ Mức đóng, phương thức đóng.

+ Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

+ Nội dung thay đổi thông tin, yêu cầu.

+ Các hồ sơ kèm theo.

Vì tờ khai TK1 –TS dùng cho cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nên thông tin yêu cầu sẽ bao gồm cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động không cần kê khai những thông tin về bảo hiểm y tế.

Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Người lao động muốn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Trình báo mất sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm đơn trình báo mất sổ và có xác nhận của công an nơi mất hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động, đơn vị tiến hành chuẩn bị hồ sơ như nội dung phía trên và kèm theo đơn trình báo mất sổ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú (người lao động tự mình thực hiện), cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội (doanh nghiệp thực hiện xin cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động).

Bước 4: Nhận kết quả của thủ tục là sổ bảo hiểm xã hội mới có đầy đủ thông tin và quá trình người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Mọi thắc mắc về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Quý vị có thể liên hệ số tổng đài 19006557 của công ty Luật Hoàng Phi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi