Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là bao lâu?
  • Thứ bẩy, 11/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1193 Lượt xem

Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là bao lâu?

Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là 03 ngày làm việc tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận được đơn khởi kiện, chánh án tòa án nhân dân sẽ phân công 1 thẩm phán xem xét đơn.

Trong khi tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến thời gian giải quyết ly hôn tại tòa. Để Quý độc giả phần nào giải đáp những băn khoăn, vướng mắc về thủ tục này, chúng tôi thực hiện bài viết Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là bao lâu? Mời Quý vị theo dõi:

Ly hôn là gì? Các trường hợp ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hiện nay có hai trường hợp ly hôn được giải quyết theo thủ tục khác nhau, đó là:

1/ Thuận tình ly hôn (hay còn gọi là ly hôn thuận tình)

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

2/ Ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là đơn phương ly hôn, ly hôn đơn phương)

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là bao lâu?

Để làm rõ thắc mắc thời gian tòa gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là bao lâu? Chúng tôi chia sẻ về thời gian giải quyết đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn:

Thứ nhất: Thời gian giải quyết trường hợp đơn phương ly hôn

Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo quy định tại Điều 54, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tóm lại, vì có thể xảy ra nhiều biến cố khó lường hết được nên một vụ việc ly hôn đơn phương có thể kéo dài ngoài dự kiến. Thông thường việc kéo dài hay rút ngắn được thời gian phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Bị đơn.

Một số vụ việc ly hôn đơn phương trên thực tế có rất nhiều nguy cơ bị kéo giải thời hạn giải quyết dẫn đến sự mệt mỏi của cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư và nguyên đơn. Với quy định pháp luật như hiện nay, không ai có thể giám chắc chắn một vụ ly hôn đơn phương có thể giải quyết trong bao lâu mặc dù pháp luật có quy định là thời hạn giải quyết tối đa có thể là 06 tháng.

Thứ hai: Thời gian giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn

Sau khi vợ chồng nộp đơn ly hôn thuận tình, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết.

Nếu đơn yêu cầu ly hôn không đủ nội dung (ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án có thẩm quyền; vấn đề cụ thể cần Tòa án giải quyết…) thì trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, vợ, chồng sẽ được Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Sau khi thụ lý, Tòa án phải thông báo cho đương sự trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thuận tình (căn cứ khoản 1 Điều 365 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nếu vẫn không thực hiện, Thẩm phán có thể trả lại đơn ly hôn thuận tình.

Đồng thời, theo khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu thấy đơn yêu cầu của vợ, chồng đủ điều kiện thì sẽ thông báo cho vợ, chồng nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Nếu vợ, chồng thuộc diện được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý ngay kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu ly hôn.

Sau đó, theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Trong thời gian này, Tòa án sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu chứng cứ.

– Triệu tập người làm chứng, giám định, định giá tài sản…

– Mở phiên hòa giải.

– Mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình.

Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.

Do đó, việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài trong khoảng từ 02- 03 tháng tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu có vấn đề bất khả kháng, sự kiện khách quan khác… thì việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài hơn.

Kết luận: Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn là 03 ngày làm việc tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận được đơn khởi kiện, chánh án tòa án nhân dân sẽ phân công 1 thẩm phán xem xét đơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi