Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tặng cho đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11051 Lượt xem

Tặng cho đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Ông tôi cho bố tôi một mảnh đất 587 mét vuông nhưng giấy tờ viết tay không có xác nhận của cơ quan nhà nước. Sau hai năm ông tôi không cho bố tôi nữa mà muốn cho tôi có được không?

Câu hỏi:

Ông tôi tặng cho bố tôi một mảnh đất 587 mét vuông từ năm 2005 được lập thành văn bản viết tay và có chữ ký của người làm chứng chứ không có cơ quan nhà nước xác nhận. Nay bố tôi sa sút vào cờ bạc nên ông tôi rút lại ý định cho bố tôi mảnh đất đó mà muốn tặng cho tôi chính vì vậy, bố tôi không thể làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do có tranh cãi từ ngày đó tới giờ. Vậy xin hỏi, ông tôi tặng cho đất cho bố tôi như vậy có đúng hay không? Ông có thể tặng cho mảnh đất đấy sang tôi được không?

Trả lời:

Tặng cho đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Luật Hoàng Phi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất: Vấn đề tặng cho giữa ông bạn và bố bạn

Vì việc tặng cho tại thời điểm năm 2005 nên sẽ áp dụng Đoạn 2 Điểm b Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2003 quy định như sau:

“ Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước”.

Chính vì vậy, việc tặng cho đất của ông bạn phải được lập thành văn bản có chứng thực hoặc công chứng đúng theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực, nên văn bản tặng cho của ông bạn sẽ vô hiệu ngay từ đầu và đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của ông bạn

Thứ hai: Vấn đề ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất sang cho bạn

Vào thời điểm hiện tại, nếu ông bạn muốn tặng cho bạn quyền sử dụng đất thì áp dụng những quy định tại Luật đất đai năm 2013 và Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“ Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”;

Sau đó bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để sang tên mảnh đất đó theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013:

“Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”;

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

“ 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Trên đây là câu trả lời của Luật Hoàng Phi, bạn có thể áp dụng vào thực tế trường hợp của gia đình bạn để giải quyết

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý độc giả có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật đất đai về những nội dung có liên quan đến hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như sau:

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất viết tay có hiệu lực không?

Xin chào Luật sư, tôi là Trương Văn Chính, tôi cần Luật sư tư vấn giúp về trường hợp của mình như sau:

Bố mẹ tôi đã sang tên (cho tặng) một căn nhà và đất qua tên của hai anh em tôi. Nay tôi muốn chuyển toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất và quyền sở hữu căn nhà cho đứa em gái nhưng không muốn làm lại sổ hồng vì mất thời gian. Tôi muốn làm một lá thư viết tay chứng nhận cho đơn giản. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi làm như vậy có khả thi và đúng pháp luật không? Nếu không thì tôi phải làm những thủ tục như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như những gì bạn trình bày thì mảnh đất và ngôi nhà trên đất này đã được bố mẹ bạn sang tên (tặng cho) hai anh em bạn. Tuy nhiên, bạn lại không nêu rõ là bố mẹ bạn khi tặng cho mảnh đất và ngôi nhà cho hai anh em có kèm theo điều kiện là được chuyển quyền sử dụng đất cho nhau hay không? Vì vậy, chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo hai trường hợp như sau:

1) Thứ nhất, bố mẹ bạn tặng cho tài sản mà không kèm theo điều kiện không được chuyển quyền sử dụng cho nhau.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền chuyển quyền sử dụng mảnh đất và ngôi nhà trên đất cho em gái bạn. Việc chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại các Điều 501, Điều 502, Điều 503 và Điều 504 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”

Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất lại cho em gái bạn thì bạn phải lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, nội dung hợp đồng không được trái các quy định của pháp luật và phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Bên cạnh đó, pháp luật quy định đối với các hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Do vậy, trường hợp này bản viết tay của bạn sẽ không có hiệu lực pháp lý. Bạn có thể chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở lại cho em gái bạn theo hình thức tặng cho, lập hợp đồng bằng văn bản và có công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

2) Thứ hai, bố mẹ bạn tặng cho tài sản có kèm theo điều kiện anh em bạn không được chuyển giao quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho nhau.

Đây là trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“ 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn sẽ không được quyền chuyển giao lại quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở lại cho em gái bạn.


Chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố giúp đảm bảo tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Để chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Quý vị thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Thứ nhất: Về hồ sơ cần chuẩn bị

Quý vị chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm

+ Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản theo mẫu quy định của pháp luật.

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

+ Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính thì phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn.

Thứ hai: Về trình tự thực hiện

– Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận giao dịch “Một cửa” của UBND cấp xã và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu.
– Cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản đối với trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ. Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ thì cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, viết Phiếu hẹn ( theo Mẫu) trao cho người yêu cầu chứng thực.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Thứ ba: Về thời gian thực hiện

Thực hiện trong ngày làm việc, nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau ba (03) giờ chiều thì việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Thời gian cung cấp thông tin về thửa đất của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không tính vào thời hạn chứng thực).

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi