Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp thì người có yêu cầu sẽ được tách sổ hộ khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định.
Hiện nay trong cuộc sống khi con cái trưởng thành lập gia đình có thể tách hộ khẩu để đứng tên riêng trên sổ hộ khẩu mới hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mong muốn tách hộ khẩu. Tuy nhiên khi có nhu cầu cá nhân băn khoăn không biết việc Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì?
Để giải đáp những băn khoăn thắc mắc của độc giả về vấn đề trên chúng tôi xin đưa ra nội dung giải đáp qua bài viết sau. Hy vọng thông tin chúng tôi đưa ra hữu ích với bạn đọc quan tâm theo dõi.
Tách hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu là giấy tờ giúp nhà nước quản lí việc thường trú của công dân Việt Nam. Tách hộ khẩu hay tách sổ hộ khẩu là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và đăng ký Sổ hộ khẩu mới.
Tuy nhiên, Luật Cư trú hiện hành không còn ghi nhận về cụm từ “tách sổ hộ khẩu” hay “tách hộ khẩu” mà thay bằng cụm từ “tách hộ” vì hiện nay cơ quan quản lý cư trú không còn cấp sổ hộ khẩu mà cập nhật các thông tin về cư trú nói chung và thường trú nói riêng trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Điều kiện được tách hộ khẩu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp thì người có yêu cầu sẽ được tách sổ hộ khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
“ Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Cụ thể Điều 23 quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú như sau:
” Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
So với điều kiện về tách sổ hộ khẩu của Luật Cư trú năm 2006, có thể thấy một số những điểm mới nổi bật về điều kiện tách hộ theo Luật Cư trú 2020 là:
Thứ nhất: Về năng lực hành vi dân sự của những người tách hộ
Người tách hộ không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ bởi nếu có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Thứ hai: Về sự đồng ý của chủ sở hữu, chủ hộ khi tách khẩu
Luật cư trú 2020 đề cao ý chí của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, yêu cầu khi tách hộ phải có sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở bên cạnh sự đồng ý của chủ hộ. Bản chất của việc tách hộ là đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp nên để xác định tính hợp pháp của chỗ ở, việc yêu cầu sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở là hợp lý.
Luật cũng bổ sung quy định nhằm giải quyết tách khẩu với các trường hợp vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở. Cụ thể, trong trường hợp tách khẩu này không cần sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu như các trường hợp thông thường.
Vậy khi Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì? Mời bạn đọc theo dõi ở phần tiếp theo bài viết để có câu trả lời.
Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú, trường hợp Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì được luật quy định như sau:
“ 2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.”
Từ quy định trên và các nội dung hướng dẫn, có thể thấy, để tách hộ cần các loại giấy tờ sau:
– Sổ hộ khẩu;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an
– Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu không thuộc trường hợp ngoại trừ.
Nộp hồ sơ tách khẩu ở đâu?
Khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ với giấy tờ cần thiết thì đối với trường hợp là thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ xin tách sổ hộ khẩu tại Công an xã, phường, thị trấn. Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thủ tục được thực hiện tại Công an huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thời hạn giải quyết tách khẩu
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 25 Luật cư trú thì Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Con riêng có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Luật sư vui lòng cho tôi hỏi, con riêng có được hưởng tài sản thừa kế bố mẹ để lại không? Pháp luật thừa kế quy định việc này như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư và xin cảm ơn Luật sư rất...
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, hiện nay năng lực hành vi dân sự của cá nhân được ghi nhận tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm...
Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không?
Trên thực tế có thể thấy được rằng việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác xảy ra rất phổ biến hiện nay, khi gặp phải vấn đề này nhiều người luôn thắc mắc về việc có lấy lại tiền được không và thực hiện như thế...
Chửi bới xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền gì?
Ai cũng có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Có thể thấy chửi bới xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân...
Trồng cây cách ranh giới đất mấy mét thì hợp pháp ?
Ông Mến trồng hai cây nhãn sát ranh giới nhà ông Hưng và sau này lá rụng nhiều tích tụ hỏng mái nhà ông Hưng, ông Hưng thương lượng mà ông Mến không đồng ý. Xin hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế...
Xem thêm