Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5152 Lượt xem

Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?

Thai sản là quyền lợi rất được quan tâm của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc người lao động sinh con thứ ba, thứ tư đi ngược lại chính sách dân số của Nhà nước. Do đó rất nhiều trường hợp sinh con thứ ba hay thứ tư có chung một câu hỏi rằng: Sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?

Ở nước ta hiện nay, mỗi gia đình đều được khuyến khích chỉ nên sinh đủ 2 con dù trai hay gái. Do đó, Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội? Mức hưởng bảo hiểm xã hội đối với những cặp vợ chồng sinh con thứ ba như thế nào?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung xung quanh vấn để trên để quý độc giả có thể hiểu được đầy đủ nhất.

Sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?

Thai sản là quyền lợi rất được quan tâm của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc người lao động sinh con thứ ba, thứ tư đi ngược lại chính sách dân số của Nhà nước. Do đó rất nhiều trường hợp sinh con thứ ba hay thứ tư có chung một câu hỏi rằng: Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 – Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động năm đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội? Đối với trường hợp lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Các trường hợp khác chỉ cần tham gia Bảo Hiểm xã hội cũng được hưởng quyền lợi.

Căn cứ vào những quy định trên, người lao động sinh con thứ ba, thứ tư hay thứ năm… chỉ cần đáp ứng yêu cầu về đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định nêu trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.

Mức độ hưởng Bảo hiểm xã hội với nữ khi sinh con thứ ba

Căn cứ quy định tại Điều 38 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng của lao động nữ sinh con như sau:

– Trợ cấp một lần khi sinh con:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 39 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

– Ngoài ra, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chauw thành lập Công đoàn Cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 02 con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Hiện nay, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức hưởng Bảo hiểm xã hội với nam khi sinh con thứ ba

Quy định tại khoản 2 – Điều 34 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Bên cạnh đó, Điều 39 – Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có quy định như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Căn cứ vào quy định trên, mức trợ cấp của lao động nam được tính bằng 100% mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam chia cho 24 ngày nhân với số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, đối với câu hỏi: Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội? Câu trả lời là có. Những căn cứ cũng như mức hưởng bảo hiểm xã hội mà cả nam và nữ được hưởng dã được chúng tôi phân tích và trình bày cụ thể trong bài viết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi