Nơi công cộng là gì?
Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe…
Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước cho tới nay đã có các quy định về xử phạt vi phạm nơi công cộng. Tuy nhiên, khái niệm nơi công cộng là gì? vẫn còn khá nhiều cách hiểu chưa có sự đồng nhất.
Để tìm hiểu cụ thể về nơi công cộng là gì? Kính mời quý bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
Các quy định của pháp luật về nơi công cộng
Pháp luật chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nơi công cộng là gì? Tuy nhiên, “nơi công cộng” được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể:
– Khoản 7 Điều 2 phần giải thích từ ngữ của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: “ Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.”
– Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định Các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
– Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng:
Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa.
– Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: “ b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;”
Nơi công cộng là gì?
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào giải thích cụ thể nơi công cộng là gì? dẫn đến khái niệm này còn khá chung chung và chưa có sự thống nhất. Tuy vậy, bằng việc căn cứ vào những quy định riêng liên quan đến nơi công cộng tại các văn bản pháp luật, có thể hiểu:
Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe… Tại đây, các hoạt động chung của xã hội diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.
Ví dụ cụ thể hơn, chúng ta có thể xác định nơi công cộng bằng các đặc điểm dễ nhận thấy như đông đúc người tập trung, có treo/ dán các biển “cấm hút thuốc”.
Quy định pháp luật về xử phạt liên quan đến nơi công cộng
Căn cứ theo các quy định pháp luật thì “nơi công cộng” cũng là một trong những yếu tố để xác định có hành vi vi phạm hay không và mức xử phạt đối với người có hành vi vi phạm đó.
– Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
[…] b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;”
– Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo cũng đề ra các mức xử phạt, cụ thể:
“ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
[…] 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
5. Phạt tiền lừ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.”
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế đều có quy định xử phạt vi phạm nơi công cộng như:
“ Điều 6. Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.”
“ Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
[…] 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
[…] c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.”
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:
“ Điều 94. Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, bờ tường, cây xanh, nơi công cộng.”
Trên đây là các nội dung liên quan đến Nơi công cộng là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Học sinh đánh nhau bị phạt như thế nào?
Học sinh đánh nhau bị phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Hãy cùng Luật Hoàng Phi giải đáp nội dung qua bài viết...
Cavet hay cà vẹt xe hay còn gọi là giấy tờ xe bắt nguồn từ ngữ card vẻt (tấm thẻ màu xanh) trong tiếng Pháp. Đây chính là Giấy đăng ký mô tô, xe máy nhằm xác nhận quyền sở hữu xe mà chúng ta đề nhìn thấy hàng...
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân công chức mới nhất
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan được quy định cụ thể trong Luật cán bộ, công chức hiện...
Biển cấm dừng, biển cấm đỗ như thế nào?
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó có những quy định liên quan đến hành vi dừng, đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe”, “Cấm dừng xe và đỗ...
Xem thêm