Nhận người đã chết làm cha có được không?
Cha đẻ tôi đã mất cách đây hai năm, nhưng nay mẹ tôi mới nói chuyện cho tôi biết và bây giờ tôi muốn nhận cha khi ông đã chết có được không? Nếu được, tôi cần tiến hành thủ tục gì để nhận cha.
Câu hỏi:
Năm nay tôi 25 tuổi, tôi đang sống với mẹ trong Bình Dương. Trước đây, do ông bà ngoại của tôi không đồng ý cho cha mẹ tôi đến với nhau, trong lúc mẹ tôi có bầu tôi mẹ tôi đã bỏ nhà đi vào Nam sinh sống, mới đây mẹ tôi mới nói cho tôi biết về cha đẻ của mình nhưng ông đã mất cách đây 2 năm, mẹ tôi còn nói trước khi cha tôi chết, ông có liên lạc với mẹ con tôi và có mong muốn nhận lại con. Vậy tôi nhận người đã chết làm cha có được không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền nhận cha của mình ngay cả khi cha bạn đã mất 2 năm và theo thủ tục như sau:
Thứ nhất: Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 24 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Như vậy, bạn phải yêu cầu UBND nơi cha bạn cư trú trước khi chết giải quyết và để làm thủ tục nhận cha
Thứ hai: Thủ tục đăng ký nhận cha
Theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 quy định như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Việc chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con được quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Như vậy, bạn có thể nhận cha bạn khi ông đã mất tại UBND xã nơi cha bạn cư trú với trình tự thủ tục như trên
Trong trường hợp cần tư vấn thêm: Nhận người đã chết làm cha có được không? Anh (Chị) có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất
Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao?
Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây cua chúng...

Khai khống vốn điều lệ có bị xử phạt không?
Khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định tại Điều 47 Nghị định...
Xem thêm