Người ngồi trên xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
Trên các tuyến phố xuất hiện ngày càng nhiều bạn trẻ điều khiển xe đạp điện, tình trạng không đội mũ bảo hiểm xuất hiện khá phổ biến. Xử phạt như nào đối với sai phạm đó?
Câu hỏi:
Luật sư vui lòng giải đáp giúp tôi thắc mắc sau, tôi xin cảm ơn: Ba ngày trước tôi cùng bạn đi học bằng xe đạp điện, cả hai đều không đội mũ bảo hiểm và bị công an bắt phạt. Lên cơ quan nộp phạt 200.000 đồng. Cho tôi hỏi Công an xử phạt như vậy có đúng không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi nội dung cần tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Người ngồi trên xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
Theo Khoản 2, Điều 31, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Mặt khác, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 , cùng với người điều khiển xe, người ngồi trên xe đạp điện cũng phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Theo Điểm d, Điểm đ, Khoản 3, Điều 8 Nếu vi phạm, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp điện sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm:
” d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”
Như vậy Cảnh sát giao thông xử phạt bạn vì vi phạm ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc xử phạt bạn vì vi phạm chở người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm với mức phạt tiền 200.000 đồng là đúng với quy định.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.
Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Câu hỏi:
Chào Luật sư, theo tôi được biết thì xe máy điện phải đăng ký biển số mới được phép lưu thông. Vậy xin hỏi làm cách nào để phân biệt xe đạp điện và xe máy điện để biết được tôi có cần đi đăng ký biển số hay không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi nội dung cần tư vấn đến Công ty Luật Hoàng Phi, đối với câu hỏi: Xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Xe đạp điện và xe máy điện khác nhau về các điểm: thông số, vận tốc và thiết kế. Nếu là xe đạp điện thì bắt buộc phải có bàn đạp chân, nếu không sẽ không được gọi là xe đạp. Còn xe máy điện thì không phải yêu cầu đặc biệt (có thể có bàn đạp chân hoặc không). Cụ thể, tại phần giải thích từ ngữ của Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:
– Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
– Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Khi đi mua xe đạp điện hoặc xe máy điện phải đảm bảo các yếu tố sau. Nếu mua xe đạp điện thì hãy chọn những xe đạp điện có dán tem hợp quy của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp để thống nhất quản lý và phát hành. Còn mua xe máy điện phải có phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp để thống nhất quản lý và phát hành. Như vậy mới đảm bảo về tiêu chuẩn, cũng như chất lượng của phương tiện.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm về: Xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào?, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mã ngành 6910 có điều kiện không?
Mã ngành 6910 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh...
Thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm thị trường chứng khoán?
Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra hoạt động trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, giao dịch này có thể làm thay đổi chủ sở hữu chứng...
Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào
Tôi đã đi làm tại 3 công ty khác nhau, trong thời gian chờ việc tôi có nghỉ một thời gian, hiện nay tôi sắp sinh và tôi không biết tôi được hưởng chế độ thai sản từ khi nào và phải đóng bảo hiểm bao lâu thì được...
Xin nghỉ việc đúng luật như thế nào?
Xin nghỉ việc hay bản chất là việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động với người sử dụng lao động. Việc xin nghỉ việc có thể do ý chí của hai bên chủ thể hoặc xuất phát ý chí đơn phương của người lao động....
Cờ Việt Nam và ý nghĩa lá cờ Việt Nam?
Lá cờ đỏ sao vàng là niềm tự hào của người dân Việt, luôn xuất hiện trong những dấu mốc, bước ngoặt của lịch sử đấu tranh, biểu trưng cho chủ quyền dân tộc của một quốc gia đã đồng lòng quyết tâm bảo vệ xây dựng của dân...
Xem thêm