Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6559 Lượt xem

Quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị Tòa án tuyên trong trường hợp do nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phả tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tư vấn Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo khoản 1 Điều 24 trên đây, đối với người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

BLDS năm 2015 đã quy định những trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đây là những quy định đã được ghi nhận lần đầu tiên theo các BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và tiếp tục được kế thừa theo quy định tại Điều 24 của BLDS năm 2015 nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, khuyết tật, già yếu… Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Tuy nhiên, họ không đương nhiên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Chỉ khi nào Toà án ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đó mới bị coi là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Khoản 2 Điều 24 quy định: “ Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Khi một người đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia hoặc xác lập giao dịch dân sự là những quan hệ tài sản có giá trị lớn, nhất thiết phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có giá trị pháp lý.

Để tạo thuận lợi cho những người này trong cuộc sống, sinh hoạt, khoản 2 Điều 24 BLDS năm 2015 cho phép họ có thể tham gia những giao dịch mà giá trị tài sản không lớn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khoản 3 Điều 24 trên đây đã quy định: “ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

Như vậy, theo luật định, việc hạn chế năng lực hành vi dân sự đối với một chủ thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khi không còn căn cứ để coi người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự cho người đó.

Khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của người đó lại được khôi phục như trước khi bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

>>>>> Tham khảo: Năng lực hành vi dân sự cá nhân

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi