Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu công văn đề nghị hợp tác mới nhất 2024
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 5257 Lượt xem

Mẫu công văn đề nghị hợp tác mới nhất 2024

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Mẫu công văn đề nghị hợp tác. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết.

Để hỗ trợ Quý độc giả trong việc chuẩn bị, soạn thảo mẫu công văn, chúng tôi thực hiện bài viết này. Cùng với đó, chúng tôi sẽ chia sẻ Mẫu công văn đề nghị hợp tác để Quý độc giả tham khảo. Mời Quý vị theo dõi:

Mẫu công văn đề nghị hợp tác là gì?

Hợp tác là việc mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Mẫu công văn đề nghị hợp tác là mẫu bản công văn được cá nhân, đơn vị doanh nghiệp lập ra để đề nghị hợp tác với các nhân, đơn vị doanh nghiệp khác.

Ví dụ về công văn đề nghị hợp tác

Hoạt động hợp tác hiện nay đa dạng trong các lĩnh vực, theo đó, công văn đề nghị hợp tác được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

VD: Trường Cao đẳng sư phạm A đề nghị hợp tác với đơn vị viễn thông F về lĩnh vực viễn thông nhằm thực hiện một số hoạt động của nhà trường

Khi nào cần soạn công văn đề nghị hợp tác?

Như đã chia sẻ tại phần Mẫu công văn đề nghị hợp tác là gì?, có thể thấy, công văn đề nghị hợp tác được sử dụng trong trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào đó cần đưa ra yêu cầu và đề nghị có thiện chí cùng nhau phối hợp để tiến hành một hoặc một số công việc, hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Nội dung của công văn đưa ra nội dung công việc và đề nghị hợp tác để giải quyết phạm vi công việc được đề ra trong công văn yêu cầu.

Trong trường hợp cần có sự phối hợp để hoàn thành công việc một cách tốt hơn và nội dung công việc mang tính đa dạng, mà trong hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức đưa ra công văn đề nghị hợp tác không có kinh nghiệp tổ chức thực hiện, hoặc không có đội ngũ chuyên môn phụ trách thì có thể gửi công văn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để đề nghị hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc.

Trên thực tế, việc đưa ra công văn hợp tác của bên có nhu cầu tìm chủ thể có thể hợp tác là cùng nhau có lợi. Tuy nhiên, việc hợp tác và yêu cầu hợp tác của các bên phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không phạm pháp và không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những bên có liên quan và những chủ thể khác nếu có.

Trong công văn đề nghị hợp tác, bên đề nghị hợp tác có thể lựa chọn nhiều chủ thể hợp tác khác  nhau nếu nội dung công việc, hoạt động có phạm vi giải quyết rộng, liên quan đến nhiều mảng công việc khác nhau và hoạt động mang tính đặc thù ngành (những công việc mà chỉ có những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới thực hiện được) thì bên đề nghị hợp tác làm việc có thể đề nghị hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau để hoàn thành công việc một cách tót nhất, đáp ứng mục đích đặt ra.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, Công văn đề nghị hợp tác còn được sử dụng để gửi cho đối tác khi đối phương đang có những hành vi không tạo điều kiện để giải quyết vướng mắc trước mắt, gây khó khăn cho cả hai bên và xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ.

Nội dung mẫu công văn đề nghị hợp tác

Theo Bộ luật dân sự, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

+ Mục đích, thời hạn hợp tác;

+ Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

+ Tài sản đóng góp, nếu có;

+ Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

+ Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

+ Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

+ Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

+ Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

+ Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Công văn đề nghị hợp tác là văn bản tiền đề để bên được đề nghị chấp nhận hợp tác, đi đến thỏa thuận hợp tác – hợp đồng hợp tác. Công văn đề nghị hợp tác có thể bao gồm đầy đủ các nội dung của hợp đồng hợp tác chúng tôi đã nêu trên đây hoặc rút gọn một số nội dung, chỉ đề cập đến một số nội dung cơ bản, sau đó các bên có thể thương lượng thêm để thống nhất nội dung hợp tác cuối cùng.

Một số nội dung cơ bản cần có trong công văn đề nghị hợp tác là:

– Thông tin về chủ thể đề nghị hợp tác – chủ thể phát hành công văn;

– Thông tin về chủ thể được đề nghị hợp tác;

– Mục đích hợp tác

– Nguyên nhân đề nghị hợp tác

– Nội dung đề nghị hợp tác (các giai đoạn, các công việc cụ thể, thời gian thực hiện,…).

Tham khảo mẫu công văn đề nghị hợp tác

Quý vị có thể tham khảo mẫu công văn đề nghị hợp tác dưới đây:

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (1)

Số:…../CV-……..

V/v đề nghị hợp tác làm việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày…. tháng….. năm……..

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ HỢP TÁC LÀM VIỆC

                         Kính gửi:

 

(2)  – Công ty…………;

 – Phòng/Ban……

 (3) Ngày…. tháng…. năm……, Phòng/Ban/Công ty/ (4)…. chúng tôi nhận được văn bản số (5)………… của ………. (6)………… đề nghị Phòng/ban/Công ty/chúng tôi thực hiện công việc (7)…………. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy để công việc đạt được kết quả tốt nhất, chúng tôi cần sự hợp tác  làm việc của Phòng/Ban/Công ty/(8)… trong quá trình (9)…………… Do vậy, chúng tôi làm đơn này để kính đề nghị (10)……….. xem xét và chấp nhận hợp tác với chúng tôi trong quá trình thực hiện công việc để đem lại hiệu quả cao nhất.

Điều 1. Mục đích (11)

Đề nghị ……………. hợp tác làm việc với Phòng/Ban chúng tôi/… trong quá trình …………

Điều 2. Nguyên nhân đưa ra đề nghị (12)

………………

Điều 3. Quá trình hợp tác làm việc (13)

  1. Quá trình chuẩn bị

…………………

  1. Quá trình thực hiện

……

  1. Tổng kết

………

Điều 4.Tổ chức thực hiện (14)

Phòng/Ban/Công ty chúng tôi kính gửi Công văn………… về việc đề nghị hợp tác làm việc trong quá trình…………… tới Quý công ty/Phòng/Ban…………. để kính đề nghị Quý công ty/Phòng/Ban/… xem xét, chấp nhận đề nghị của chúng tôi và có các hành động thực tế hợp tác làm việc………… với chúng tôi trong quá trình………………..

Trân trọng ./.

Nơi nhận (15)

– Như trên;

– Lưu VT;

 

CHỨC DANH NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 Tải (Download) Mẫu công văn đề nghị hợp tác

Hướng dẫn cách viết công văn đề nghị hợp tác

(1): Tên cơ quan đưa ra đề nghị hợp tác làm việc;

(2): Cơ quan được đề nghị hợp tác giải quyết công việc, tùy từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau mà có thể lựa chọn những chủ thể để gửi văn  bản khác nhau.

(3): Ngày, tháng, năm mà bên đưa ra đề nghị hợp tác nhận được nội dung công việc cần tiến hành.

(4): Bộ phận tiếp nhận thông báo nhận được thông báo về nội dung công việc cần tiến hành.

(5): Số hiệu văn bản mà bên có thẩm quyền giao cho đơn vị đưa ra công văn tiến hành.

(6): Đơn vị ban hành văn bản yêu cầu thực hiện công việc cho bên làm công văn hợp tác.

(7): Nội dung công việc được giao cần tiến hành (nêu ngắn gọn)

(8): Tên phòng ban sẽ phụ trách mảng công việc của bên nhận được công văn yêu cầu hợp tác.

(9); Quá trình cần sự giúp đỡ, phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được công văn đề nghị hợp tác làm việc.

 (10): Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết công việc.

 (11): Mục đích của việc làm công văn, yêu cầu hợp tác với phòng/ ban nào và bắt đầu cần sự hợp tác vào quá trình nào khi thực hiện công việc, nêu ngắn gọn nội dung công việc cần phối thực hiện.

 (12): Trình bày về nguyên nhân đưa ra đề nghị, khó khăn vướng mắc và khả năng đáp ứng đến đấu của bên làm công văn đề nghị hợp tác.

 (13): Trình bày các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện công việc, bao gồm các công đoạn chuẩn bị, công đoạn thực hiện như thế nào, tổng kết công việc và kết quả cần đạt như thế nào.

 (14): Theo nội dung của công văn mang số hiệu bao nhiêu, đề nghị phòng ban có liên quan nào cùng phối hợp thự hiện công việc gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi