Lãnh thổ là gì? Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Trên phương diện địa lý và pháp lý thì lãnh thổ quốc gia gồm bốn bộ phận cấu thành là: Vùng đất, vùng trời, vùng nước và lòng đất.
Lãnh thổ quốc gia không chỉ là vấn đề riêng của một nước mà nó còn liên quan đến quyền và lợi ích cả các quốc gia khác. Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây cùng đi tìm hiểu về Lãnh thổ là gì? Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Lãnh thổ là gì?
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Trên phương diện địa lý và pháp lý thì lãnh thổ quốc gia gồm bốn bộ phận cấu thành là: Vùng đất, vùng trời, vùng nước và lòng đất.
Tại Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã quy định rất rõ lãnh thổ Việt Nam gồm có đất liền, hải đào, vùng biển và vùng trời.
Lãnh thổ quốc gia là bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, riêng biệt của một quốc gia, mà tại đó quốc gia duy trì giới hạn quyền lực của nhà nước đối với cộng động dân cư trong lãnh thổ.
Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế đề ra.
Trong đó, chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ là việc quốc gia là chủ thể duy nhất có toàn quyền quyết định một vấn đề gì đó có liên quan đến lãnh thổ của mình, không một chủ thể nào khác có quyền can thiệp hay xâm phạm chủ quyền này.
Về mặt ý nghĩa thì lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất cần thiết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của quốc gia – chủ thể của Luật Quốc tế, lãnh thổ quốc gia xác định một không gian quyền lực của quốc gia đối với một cộng đồng dân cư ổn định.
Để giải đáp toàn bộ thắc mắc: Lãnh thổ là gì? Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia? Quý độc giả hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi.
Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia bao gồm 4 bộ phận tự nhiên cấu thành lên là: Vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
1/ Vùng đất:
Vùng đất bao gồm toàn bộ đất liền, các hải đảo của một quốc gia, bao gồm cả phần đảo gần bờ và đảo xa bờ
Đây được xác định là bộ phận quan trọng nhất, là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền của mình, cũng là nơi xuất phát của chủ quyền quốc gia đối với vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
Riêng trường hợp đối với các quốc gia quần đảo như Indonesia, Philippin…thì vùng đất của quốc gia sẽ được xác định là tập hợp các vùng đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Về tính chất chủ quyền thì vùng đất là vùng thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
2/ Vùng nước:
Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Dựa vào vị trí, tính chất riêng của từng vùng người ta thường chia các vùng nước thành các thành phần.
+ Vùng nước nội địa: Sông, hồ, đầm lấy… Trong luật quốc tế, vùng nước nội địa không chỉ là tất cả các đối tượng trên, mà còn là vịnh biển, vịnh, cảng và cả vùng biển (nhưng chỉ khi chúng bị đóng khung hoàn toàn bởi bờ biển của một quốc gia)
+ Vùng nước biên giới: Là vùng nước trên các đoạn sông, suối biên giới hoặc các vùng nước khác mà đường biên giới trên đất liền đi qua.
+ Vùng nội thủy: Nội thủy là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng. Nội thủy là vùng biển gần ngay sát bờ biển, bao gồm cả vùng nước cảng biển và vùng nước bên trong đường đóng cửa vịnh
+ Vùng nước lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
Trong đó, vùng nước nội địa và vùng nước nội thủy thì quốc gia sẽ có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, tại vùng nước biên giới và vùng nước lãnh hải thì các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ.
3/ Vùng trời:
Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên toàn bộ vùng đất và vùng nước, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt của quốc gia.
Hiện nay, độ cao của vùng trời không được Luật Quốc tế quy định cụ thể, các nước dựa vào trình độ khoa học để tự xác định lấy độ cao vùng trời của quốc gia mình.
4/ Vùng lòng đất:
Vùng lòng đất được xác định là bộ phận nằm phía dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. Cũng giống vùng trời, hiện nay Luật Quốc tế không ghi nhận chính xác độ sâu của lòng đất, do đó các quốc gia mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất có độ sâu kéo dài đến tận tâm trái đất.
Vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối của quốc gia.
Ngoài ra, còn có một phần được xác định là lãnh thổ di động, được hiểu là khi máy bay, tàu biển, tàu vũ trụ, đường ống ngầm, cáp ngầm có mang cờ quốc gia hoặc dấu hiệu riêng biệt của quốc gia đang nằm hoặc đang hoạt động ở vùng trời quốc tế, vùng biển quốc tế, khoảng không vũ trụ thì chúng được coi là một bộ phận lãnh thổ quốc gia.
Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với lãnh thổ của mình.
Nội dung của quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia được thực hiện thông qua các văn bản pháp luật quốc gia cũng như các Hiến chương Liên hợp quốc và các văn bản pháp lý quốc tế khác. Trong đó bao gồm:
– Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ;
– Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế – xã hội phù hợp với các đặc điểm quốc gia;
– Quyền tự quy định chế đọ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia;
– Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình;
– Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với mọi cá nhân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
– Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả trong trường hợp quốc hữu hoá, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;
– Quốc gia có quyền và nghĩa vụ trong việc cải tạo môi trường lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế
– Quốc gia có quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó.
– Quốc gia có quyền thực hiện mọi biện pháp cần thiết (kể cả các biện pháp vũ trang) để phòng thủ, bảo vệ, giữ gìn và quản lý lãnh thổ nhằm đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Lãnh thổ là gì? Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân dùng vào mục đích để xuất nhập cảnh chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp...
Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký xe bao lâu?
Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký xe sẽ được ghi rõ trên giấy đăng ký xe. Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký xe bao...
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên...
Công khai thông tin là gì? Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Công khai thông tin là gì? Có bao nhiêu hình thức công khai thông...
Giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính Dĩ An
Dĩ An là trung tâm công nghiệp, kinh tế và là đơn vị hành chính cấp huyện. Giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính Dĩ...
Xem thêm