Trang chủ Biểu Mẫu Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 11729 Lượt xem

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025

Buổi họp phụ huynh đầu năm là dịp quan trọng để giáo viên triển khai những kế hoạch hoạt động trong cả năm học của học sinh tới phụ huynh. Đây cũng là dịp để giáo viên lắng nghe những chia sẻ từ các bậc phụ huynh về việc học của các con tại trường.

Trước khi bắt đầu vào năm học thì nhà trường sẽ tổ chức buổi họp phụ huynh để trao đổi về kế hoạch học tập trong năm của các em. Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025 như thế nào?

Ý nghĩa của buổi họp phụ huynh đầu năm

– Buổi họp phụ huynh đầu năm là dịp quan trọng để giáo viên triển khai những kế hoạch hoạt động trong cả năm học của học sinh tới phụ huynh. Đây cũng là dịp để giáo viên lắng nghe những chia sẻ từ các bậc phụ huynh về việc học của các con tại trường.

– Không những vậy buổi họp đầu năm còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ hợp tác, gắn bó và thân tình giữa gia đình và nhà trường, giữa cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh.

Do đó ngoài việc chuẩn bị kĩ càng về cơ sở vật chất thì cần chuẩn bị Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025 trước khi tiến hành họp.

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm

Chương trình họp phụ huynh đầu năm thường được tổ chức vào đầu năm học mới, với mục đích giới thiệu về các chính sách, quy định mới của nhà trường và tạo cơ hội cho phụ huynh gặp gỡ, trao đổi với giáo viên và lãnh đạo trường. Dưới đây là một kịch bản tham khảo cho chương trình họp phụ huynh đầu năm:

I. Mở đầu

1. Chào cờ và chào hỏi khách mời

2. Giới thiệu Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn

II. Thông tin chung

1. Tổng kết năm học cũ

– Thành tích đạt được

– Những điểm cần cải thiện

2. Giới thiệu năm học mới

– Chính sách, quy định mới của trường

– Kế hoạch, hoạt động trong năm học mới

– Phương pháp giảng dạy, đánh giá học sinh

III. Trình bày của từng giáo viên chủ nhiệm và bộ môn

1. Giới thiệu về bản thân và kế hoạch công tác trong năm học mới

2. Giới thiệu về học sinh trong lớp và tình hình học tập của học sinh

IV. Trao đổi, thắc mắc và đề xuất của phụ huynh

1. Phụ huynh có thể đặt câu hỏi, thắc mắc về các chính sách, quy định mới của trường

2. Giáo viên và lãnh đạo trường sẽ trả lời các câu hỏi, thắc mắc và lắng nghe các đề xuất của phụ huynh

V. Kết thúc

1. Tổng kết buổi họp

2. Lời kết của Ban giám hiệu và lời cảm ơn đến phụ huynh đã tham gia buổi họp

3. Chia tay và chào tạm biệt các phụ huynh

Chương trình họp phụ huynh đầu năm sẽ giúp cho phụ huynh có thêm kiến thức và thông tin về trường học, đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo viên và lãnh đạo trường trao đổi, đánh giá tình hình và kế hoạch giảng dạy trong năm học mới.

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm trường mầm non

Khi tổ chức họp phụ huynh đầu năm trường mầm non có thể tham khảo Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025 như sau:

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM 20….-20…..

– Thời gian: ……giờ….. ngày … tháng … năm 20…….

– Thành phần: Ban giám hiệu, giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh.

– Địa điểm: Trường …………………………………………………………….

– Nội dung:……………………………………………………………………..…

– Tuyên bố lý do: Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường ……….. lớp ………. thực hiện họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để bàn kế hoạch năm học và những khoản thu đầu năm của trường.

I. Điểm danh

– Kính thưa các bậc phụ huynh, trước khi bước vào cuộc họp, tôi xin phép được điểm danh.

– Kính thưa các bậc phụ huynh để bước vào năm học mới, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường mầm non………….. và lớp ……….. tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thảo luận thống nhất cùng phụ huynh một vài việc trong năm học  20…-20..

– Trước khi bước vào cuộc họp, xin mời một phụ huynh viết biên bản cuộc họp của lớp.

II. Thành phần

– Về phía giáo viên lớp …………..có:

1, ……………………………………

2,…………………………………….

Về phía phụ huynh gồm có………………..phụ huynh có mặt.

III. Nội dung;

Gồm 5 phần:

1, Báo cáo kết quả năm học 20….-20….;

2, Triển khai kế hoạch năm học mới;

3, Thực hiện nội quy – quy chế của nhà trường và của lớp;

4, Thông qua thỏa thuận những khoản thu của năm học;

5. Ý kiến đóng góp và bầu chi hội trưởng hội phụ huynh;

IV, Tiến hành

1, Báo cáo kết quả năm học 20…-20….

– Thay mặt giáo viên lớp ………….. tôi xin được thông qua kết quả năm học ……. – ……. của trường mầm non…… và lớp …………..

– Thưa các bậc phụ huynh trường ………………. là trường có bề dày thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu trường hiện đại suất sắc cấp Thành phố.

– Có đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhất trí cao, có bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chắc chắn, khả năng sư phạm tốt, trong năm học vừa qua 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường.

– Lớp …………..trong năm học ……. – ……. từng huy động được số trẻ ra lớp rất đông đạt tỉ lệ hơn 100% chỉ tiêu nhà trường giao.

– Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: 100% số trẻ ăn bán trú tại trường

– Về chất lượng giáo dục:

+ Trong năm học vừa qua lớp …………..đạt danh hiệu lớp hiện đại,

+ Về phía giáo viên:…. giáo viên dạy giỏi cấp trường

+ Năm học vừa qua trường ………………. từng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới để hỗ trợ những cháu học tập dễ chịu và nâng cao kiên thức hiểu biết hơn.

2. Triển khai kế hoạch năm học mới

Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm trường tiểu học

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 20…-20…..

I. Ổng định tổ chức

1) Kiểm diện, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

2) Cử thư ký cuộc họp

3) Thông qua nội dung cuộc họp

– Báo cáo tóm tắt kết quả năm học 20….- 20…. (của trường,của lớp)

– Nhận xét về năng lực, nhận thức và ý thức học tập, rèn luyện của từng HS.

– Triển khai nhiệm vụ năm học 20….- 20….; bàn bạc thống nhất phương pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường giáo dục học sinh.

– Thống nhất các khoản mua sắm, đóng góp và xã hội hóa giáo dục năm học 20….- 20…..

II. Nội dung họp

1) Kết quả năm học ……….-20…. của nhà trường

1.1. Về chất lượng giáo dục học sinh

– Về phẩm chất của HS: ……./……. em =…..được đánh giá tốt.

– Về kiến thức: …/……. em =….được đánh giá đạt yêu cầu trở lên

– Về năng lực: ……./……. = …được đánh giá đạt yêu cầu trở lên

– Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học:… em, đạt 100%.

– Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: đạt…%.

– Học sinh được khen thưởng: … em chiếm…%

– Học sinh lên lớp thẳng:…/……., đạt…%

1.2. Về Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp Huyện.

– ….giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện.

– …. đồng chí có Sáng kiến được công nhận cấp Huyện, trong đó có … đồng chí có sáng kiến được công nhận cấp ngành (tỉnh).

2) Kết quả năm học ……….-20…. của lớp….

3) Nhận xét từng học sinh về nhận thức, năng lực, sở trường, ý thức…

4) Nhiệm vụ năm học 20….- 20….

a) Nhiệm vụ chung

– Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo.

– Tăng cường nề nếp kỉ cương, chất lượng và hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục tiểu học, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

– Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;

– Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục.

– Khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

b) Nhiệm vụ cụ thể

– Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

– Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

– Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” , xây dựng nhà trường, quản lý lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.

– Giữ vững quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học

– Tăng cường tuyên truyền với các cấp, ngành, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh về hiệu quả của việc đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

– Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

+ Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT

+ Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy môn tin học theo chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3,4,5.

+ Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học và giáo dục: dạy học, giáo dục trải nghiệm; tổ chức các cuộc giao lưu trong lớp, khối lớp và liên khối giữa các trường tiểu học;

+ Thành lập các câu lạc bộ môn học: Yêu thích tiếng anh, võ, cầu lông, thể dục erobic, cờ vua, bóng đá mi ni, nhạc cụ dân tộc, đàn oóc gan, múa, khiêu vũ, vẽ, trang trí, nhóm hoạt động xã hội với các hoạt động tìm hiểu về tự nhiên, lịch sử, địa lí văn hoá truyền thống quê hương.

– Tăng cường tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh, thực hiện xã hội hóa để tổ chức bán trú cho học sinh.

– Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

– Chỉ đạo thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học nhằm hình thành và phát triển các nhóm năng lực cho học sinh.

– Tăng cường đổi mới công tác quản lí: Đặc biệt quan tâm thực hiện công tác xã hội hóa và phối hợp trong quản lý, giáo dục học sinh.

– Một số hoạt động khác: Tổ chức tốt các hội thi, giao lưu cấp trường, huyện và tham gia cấp tỉnh;..

5) Đặc điểm chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục của khối, lớp mình….. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học…

6) Phương pháp phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường để giáo dục học sinh

– Phụ huynh học sinh phải giữ mối liên hệ thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, Nhà trường để có giải pháp giáo dục HS đạt hiệu quả.

+ Hướng dẫn PHHS sử dụng SLL.

+ Liên hệ bằng nhiều hình thức: Gặp trực tiếp, thông qua các phương tiện liên lạc, qua chi hội cha mẹ HS của lớp, thông qua Hội CMHS của trường….

– PHHS phải gương mẫu trong sinh hoạt, trong cuộc sống từng HS…

– Ở nhà GD các em bằng phương pháp động viên, khuyến khích, tôn trọng con em mình…

– Không đánh đập, chửi mắng, trách phạt các em.

– Tôn trọng thầy cô giáo bằng lời nói và việc làm để GD các em kính thầy, yêu bạn.

– PHHS có trách nhiệm lo toan, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập.

– Kết hợp với GV duy trì các hoạt động học tập, rèn luyện, giúp đỡ ông bà, cha mẹ ở nhà của các em.

– Đến trường liên hệ, trao đổi với GV, gặp gỡ GV phải ngoài giờ học của các em để không ảnh hưởng đến việc học tập của HS.

7) Các khoản PHHS và HS phải mua sắm, Đóng góp và các khoản ủng hộ XHHGD năm học 20….- 20….

Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm trường THCS

NỘI DUNG HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM
Năm học ….. – ….. – Lớp …..

– Thời gian: …giờ… ngày … tháng … năm 20…

– Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.

– Địa điểm: Trường …………………………………………………………

Nội dung:

Phần một: Họp chung toàn trường

– Hiệu trưởng báo cáo thông qua kết quả nhà trường đạt được trong năm học qua và kế hoạch năm học này.

– Hội trưởng hội phụ huynh báo cáo thu chi năm trước và kế hoạch năm học này.

– Thảo luận toàn trường.

Phần hai: Họp theo lớp

1. Ổn định – điểm diện:

Tuyên bố lý do:

Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của BGH trường ………………………………lớp ………. tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.

2. Bầu thư ký……………………………………………………………………..

3. Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện đầu năm học 20… – 20…

a) Thuận lợi:

– Đa số các em đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, khá chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.

– Trình độ HS khá đồng đều.

b) Khó khăn:

– Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa quen với môi trường của học sinh THCS, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế.

– Nhiều em hoạt động còn trầm, thiếu mạnh dạn trong học tập và giao tiếp.

– Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu.

4. Một số biện pháp:

– Đối với GV và HS:

+ Thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần trong học tập chính khoá và kể cả học thêm.

+ Động viên HS cố gắng học tập để đạt kết quả cao, nhất là đối với các em có năng lực.

+ Đối với HS cá biệt, lười học thì phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở; nghiêm cấm việc HS bỏ học, bỏ giờ, ngồi học không ghi bài, thiếu bài kiểm tra,…

– Về phía phụ huynh:

+ Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.

+ Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đô dùng học tập trước khi tới lớp.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,…

6. Thông qua các khoản thu đầu năm:

Ý kiến của phụ huynh: (Ý kiến của phụ huynh về kế hoạch năm học và các khoản thu đầu năm).

7. Bầu chi hội trưởng hội phụ huynh:

8. Kết thúc:

Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.

Xin trân trọng cảm ơn!                                                                                                               

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi