Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8552 Lượt xem

Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512

Công văn Số: 5512/BGDĐT-GDTrH quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường có hướng dẫn giáo viên xây dựng các Kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học theo khung Kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV.

Công văn Số: 5512/BGDĐT-GDTrH quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường có hướng dẫn giáo viên xây dựng các Kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học theo khung Kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV.

Vậy Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512 cần đảm bảo những gì? Khách hàng quan tâm nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Mục tiêu của bài dạy môn ngữ văn?

Trong việc xây dựng Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512 các giáo viên cần chú ý đến việc đạt được các mục tiêu như sau:

Thứ nhất: Về kiến thức, Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học ngữ văn của hoạt động giáo dục.

Thứ hai: Về năng lực, nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học ngữ văn theo quy định về hoạt động giáo dục.

Thứ ba: Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Lưu ý: Để bài dạy môn ngữ văn được phong phú, sinh động thì giáo viên cần nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).

Để xây dựng bài dạy ngữ văn hiệu quả cần đảm bảo các hoạt động gì trong quá trình giảng dạy tại lớp học?

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)

– Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

– Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

– Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

– Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

– Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

– Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

– Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.

– Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

– Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

– Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.

– Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

– Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

– Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).

– Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.

– Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

– Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Ví dụ cụ thể Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS lớp 9

Nhằm giúp Khách hàng có cái nhìn rõ hơn về Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512, dưới đây chúng tôi sẽ thực hiện soạn thảo một mẫu bài dạy của chương trình ngữ văn lớp 9 với bài đọc bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm.

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

– Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

– Nhận biết được hương pháp đọc sách có hiệu quả.

– Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

2. Năng lực:

– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

– Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích.

3.Thái độ:

– Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả.

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

4. Thiết bị dạy học và học liệu:

– Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu bài tập.

– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

II. Tiến trình dạy học

A. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINHMục tiêu
Hoạt động 1: Xác định vấn đề.

1. Mục tiêu:

– Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

– Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Nội dung:

– HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

2. Nội dung:

– HS xem video. Chia sẻ quan điểm của cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

– Trình bày miệng

4. Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách -“Quyển sách tôi yêu”.

– Suy nghĩ của em sau khi xem video?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm của cá nhân.

* Báo cáo kết quả:

– HS chia sẻ quan điểm của cá nhân.

* Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới.

GV: Đúng vậy các em ạ. Nhà văn M.G đẫ từng nói: Sách đã mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách

2. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà những thông tin về tác giả trên mạng

3. Sản phẩmhoạt động: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

4.Tổ chức hoạt động:

GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

*Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa

– GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

– Dự kiến sản phẩm…

+ tg: (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

+ Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

* Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

– Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu.

– Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

? Đề xuất cách đọc văn bản?

– Đọc chậm rãi như lời tâm tình trò chuyện của 1 người đang chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình trong thực tế với người khác.

Thảo luận nhóm bàn:

? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết?

? Vđ đọc sách đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ?

Dự kiến TL:

– Bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách- PT nghị luận

– 3 luận điểm

* Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

1. Mục tiêu: G iúp học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách.

2. Nội dung:HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.

3. Sản phẩm của hoạt động: phiếu học tập, trả lời miệng.

4. Tổ chức hoạt động:

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì?

? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa.

? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?

? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?

*Thực hiện nhiệm vụ:

– HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

– GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

– Dự kiến sản phẩm…

+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại.

+ Sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Đọc sách là chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.

+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,…

*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Những cuốn SGK các em đang học có phải là những “di sản tinh thần” vô giá đó không? Vì sao?

*Gv: Có thể nói, cách lập luận của học giả Chu Quang Tiềm rất thấu tình đạt lí và sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của CN, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác.

? Theo TG, đọc sách là “hưởng thụ”, là “chuẩn bị” trên con đường học vấn. Vậy, em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để “chuẩn bị” cho học vấn của mình?

Dự kiến: Tri thức về TV, về vb giúp em có kĩ năng sd đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc – hiểu các loại vb trong văn hoá đọc sau này của bản thân.

– Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

*Gv: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quý báu…

+ Sách là cột mốc…

– H/a ẩn dụ thú vị; cách nói hình tượng

-> Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.

Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

=>Phân tích đúng đắn , rõ ràng, xác thực.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

2. Nội dung: HS viết đv

3. Sản phẩm của hoạt động: Câu trả lời của HS; vở ghi.

4. Tổ chức hoạt động:

*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sách

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

– Nghe và làm bài tập – GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Luyện tập:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Nội dung : HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

3. Sản phẩm của hoạt động: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

* Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích,..

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Nội dung: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

3. Sản phẩm của hoạt động: câu trả lời của HS vào trong vở

4. Tổ chức hoạt động:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

– Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là một số nội dung chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng về Kế hoạch bài dạy môn ngữ văn THCS theo mẫu công văn 5512. Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc gì chưa rõ thông tin vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi