Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
  • Thứ sáu, 18/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2433 Lượt xem

Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Tôi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng phải trả lời trong thời hạn 5 ngày, nhưng tôi quên mất sau 5 ngày mới thông báo chấp nhận thì thông báo của tôi có hiệu lực hay không?

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau. Tôi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng gia công yêu cầu trả lời trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận. Tuy nhiên, do đãng trí nên quá 5 ngày tôi mới gửi thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là chậm thông báo chấp nhận như vậy thì có hiệu lực không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 394 Bộ Luật dân sự 2015 thì Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng như sau:

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”

Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chấp nhận giao kết hợp đồng là giai đoạn cuối cùng của quá trình giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, tùy thuộc hình thức bên đề nghị đưa ra là trực tiếp hay gián tiếp mà bên được đề nghị phải trả lời ngay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần phải có thời gian suy nghĩ, cân nhắc nên bên đề nghị đã đặt ra một mốc thời hạn ấn định để bên được đề nghị trả lời trong thời hạn đó.

Khi đã ấn định thời hạn cho bên được đề nghị trả lời, thì việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi thực hiện trong thời hạn đó. Nếu quá thời hạn, bên được đề nghị mới trả lời thì thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó được coi là lời đề nghị mới đối với bên đề nghị;

Trong trường hợp bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Theo quy định này, ngay cả khi bên đề nghị không ấn định cụ thể thời hạn trả lời thì bên được đề nghị cũng không thể vin vào đó mà kéo dài thời gian suy nghĩ. Bởi vì, việc kéo dài thời gian suy nghĩ này có thể dẫn đến việc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, đặc biệt những hợp đồng được giao kết để giải quyết các nhu cầu cấp bách như hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mua bán tài sản. Do đó, bên được đề nghị trong trường hợp này cũng phải trả lời ngay khi có thể chứ không được kéo dài. Tuy vậy, việc xác định như thế nào được coi là hợp lý phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết như: Sự kiện động đất, sóng thần, lũ lụt, thiên tai, chiến tranh, đình công, biểu tình diễn ra trong khu vực đó… hoặc phải biết về lý do khách quan như: Thay đổi chính sách kinh tế ở các giai đoạn khác nhau của nhà nước, đơn cử như quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi chính sách xuất nhập khẩu các mặt hàng trên phạm vi toàn quốc… thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có đến chậm hơn so với thời hạn được ấn định trong lời đề nghị, thông báo này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

Pháp luật dự liệu trường hợp các bên trực tiếp giao dịch với nhau kể cả qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có hay không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận thời hạn trả lời.

Như vậy, trường hợp của bạn là thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm nhưng không phải vì lý khách quan theo quy định tại khoản 2 đã phân tích ở trên. Chính vì vậy việc chậm trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng gia công của bạn sẽ không có hiệu lực.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?

Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân...

Người chết có được xóa nợ ngân hàng không?

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận...

Mẹ vay tiền con có phải trả không?

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...

Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?

Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...

Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi