Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giám định chữ ký trong trường hợp nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1827 Lượt xem

Giám định chữ ký trong trường hợp nào?

Giám định chữ ký trong trường hợp nào? Để có câu trả lời, quý độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Giám định chữ ký là một hình thức giám định tư pháp. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Vậy giám định chữ ký trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giám định chữ ký?

Cơ sở pháp lý giám định chữ ký

– Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 10 tháng 06 năm 2020;

Giám định chữ ký trong trường hợp nào?

Giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự là thủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không.

Căn cứ quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.

– Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.

Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký

Theo Chương V Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký như sau:

Bước 1: Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định:

Văn bản giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Bước 2: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định

Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.

Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:

– Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;

– Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;

– Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;

– Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;

– Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;

– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.

Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định của pháp luật.

Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và phải có chữ ký của người giám định tư pháp. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải được lưu trong hồ sơ giám định.

Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:

– Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

– Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Thông tin xác định đối tượng giám định;

– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Phương pháp thực hiện giám định;

– Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;

– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.

Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.

Trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.

Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.

Bước 3: Người yêu cầu giám định nhận kết quả giám định

Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.

Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định của pháp luật, việc giao nhận phải được lập thành biên bản.

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn đọc biết được giám định chữ ký trong trường hợp nào và những thủ tục cần thiết chúng tôi cũng đã đề cập ở nội dung trên.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi