Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2162 Lượt xem

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Xử phạt người điều khiển xe máy, người ngồi sau xe máy (khi tham gia giao thông) không đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai.

Trên thực tế hiện nay, nhiều người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Vậy Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không? Khách hàng quan tâm vấn đề trên vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Mũ bảo hiểm là gì?

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa…..Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.

Tại Việt Nam khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe điện thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Vậy Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không? Mời Khách hàng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Khi nào không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Cùng với đó, căn cứ vào các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:

– Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;

– Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;

– Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các loại xe kể trên đề phải đội mũ bảo hiểm. Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

– Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;

– Trẻ em dưới 06 tuổi;

– Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Các văn bản pháp luật hiện nay không có khái niệm mũ bảo hiểm thời trang hay mũ bảo hiểm lưỡi trai. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta có thể hiểu đó là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng. Loại mũ này với đặc điểm giá thành rẻ, được bày bán tràn lan trên vỉa hè, cửa hàng nên được nhiều người mua, sử dụng.

Từ ngày 1.1.2022, theo quy định mới tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng, cụ thể bổ sung Điểm n, o vào sau Điểm m, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nội dung Điểm n, o sau khi bổ sung tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, như sau:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng bãi bỏ Điểm i, k tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy theo quy định trên, chỉ xử phạt người điều khiển xe máy, người ngồi sau xe máy (khi tham gia giao thông) không đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai. Những trường hợp có đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và có cài quai (dù là mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác) không bị xử phạt.

Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…

Dù không bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm. Vì thế, bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đội cho an toàn.

Hai người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Trong trường hợp này, cả hai người đều sẽ bị áp dụng các mức phạt như sau:

Người điều khiển và người được chở mỗi người sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng  Như vậy, tổng số tiền xử phạt đối với cả 02 người là 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Theo khoản 4 điều 23 VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Do đó, mức phạt tiền cho cả 2 người là 1.000.000 đồng, nếu hai bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể chỉ bị phạt 800.000 đồng

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi