Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện làm hòa giải viên lao động?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4627 Lượt xem

Điều kiện làm hòa giải viên lao động?

Hòa giải viên lao động là chủ thể đầu tiên có quyền tiến hành hòa giải tất cả các tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề nếu các bên tranh chấp có yêu cầu

1. Khái niệm hòa giải viên lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 198 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.

– Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động.

Điều kiện làm hòa giải viên lao động?

2. Bình luận và phân tích hòa giải viên lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Hòa giải viên lao động là chủ thể đầu tiên có quyền tiến hành hòa giải tất cả các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề nếu các bên tranh chấp có yêu cầu. Theo thủ tục được Bộ luật Lao động quy định, sau khi thương lượng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong các bên không thực hiện kết quả thỏa thuận đã đạt được hoặc một trong các bên từ chối thương lượng thì các bên có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Đơn yêu cầu sẽ được gửi đến Phòng Lao động — Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cử một hòa giải viên lao động trong số hòa giải viên lao động hiện có do Phòng quản lý tiến hành các thủ tục hòa giải tranh chấp theo thủ tục quy định.

Hòa giải tranh chấp lao động do hòa giải viên lao động tiến hành được gọi là hòa giải tại cơ sở. Trước đây, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002 và năm 2006) bên cạnh hòa giải viên lao động, hòa giải tại cơ sở còn do hội đồng hòa giải lao động cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, hội đồng hòa giải lao động cơ sở do người sử dụng lao động quyết định thành lập tại doanh nghiệp gồm đại diện ngang nhau của tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nên hoạt động giải quyết tranh chấp của hội đồng này trên thực tế là rất hình thức, không đảm bảo tính trung lập và khách quan. Đó ỉà lý do Bộ luật Lao động năm 2012 đã bỏ quy định về hội đồng hòa giải lao động cơ sở và đây được coi là một thành công xét ở phương diện lập pháp.

Bộ luật Lao động không quy định cụ thể về tiêu chuẩn và thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động mà giao cho Chính phủ quy định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề này xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi tên là Mai Thanh Loan, năm nay 30 tuổi.  Tôi đang làm trong cơ quan nhà nước. Về vấn đề tranh chấp lao động, luật sư cho tôi hỏi về trình tự, thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động được tiến hành như thế nào?

Trả lời: 

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hoà giải viên lao động được hiều là người do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.

Muốn trở thành hòa gải  viên lao động đáp ứng các điều kiện sau: Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án; Am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm Hòa giải viên lao động được quy định Điều 5 Chương II Nghị định 46/2013/NĐ-CP:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động.

2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động:

a) Tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động;

b) Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động bao gồm:

– Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;

– Sơ yếu lý lịch;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (nếu có);

– Văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển của cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách người đạt tiêu chuẩn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm hòa giải viên lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động;

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động;

g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai danh sách hòa giải viên lao động để người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và người lao động biết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi