Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3815 Lượt xem

Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh

Tôi kí hợp đồng làm việc đến tháng 9/2017. Tháng 2/2017, tôi sinh con và sau khi nghỉ sinh tôi trở lại làm việc nhưng tôi dự định làm đến tháng 9/2017 sẽ nghỉ việc. Vậy trường hợp tôi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong 1 tháng cuối làm việc thì sau khi tôi nghỉ việc tôi có nhận được tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe trước đó không?

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi tên là T.K.N, tôi có thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi kí hợp đồng làm việc với công ty bắt đầu từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2017. Tháng 2/2017, tôi sinh con và được nghỉ chế độ thai sản từ tháng 2/2017 đến tháng 8/2017. Sau khi nghỉ sinh tôi trở lại làm việc nhưng vì điều kiện gia đình nên tôi dự định làm đến tháng 9/2017 sẽ nghỉ việc. Vậy trường hợp tôi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong 1 tháng cuối làm việc thì sau khi tôi nghỉ việc tôi có nhận được tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe trước đó không?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi về vấn đề Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: quy định về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Vì vậy, trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày quay trở lại làm việc sau thời gian người lao động nghỉ sinh; nếu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con. Trong trường hợp của bạn, bạn không nghỉ dưỡng sức trong thời gian 30 ngày đầu từ ngày quay trở lại làm việc thì bạn không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Thứ hai, quy định về hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh

Căn cứ theo quy định pháp luật tại khoản 2.4 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:

Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập.

Như vậy khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức thì người sử dụng lao động lập mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ này và người lao động không cần nộp thêm giấy tờ nào khác.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh thì người sử dụng phải lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ đó sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trong 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Bên cạnh đó, mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh = 30% x lương cơ sở x số ngày nghỉ (mức lương cơ sở)

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (26 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi