• Thứ bẩy, 17/12/2022 |
  • Thông tin cần biết |
  • 2349 Lượt xem

Có nên mua đất không có đường đi?

Đất không có đường đi được hiểu là phần đất nằm bao bọc bởi các bất động sản khác. Vậy có nên mua đất không có đường đi?

Trên thực tế đất không có đường đi là vấn đề xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, rất nhiều tranh chấp không đáng có đã xảy ra do không nắm rõ quy định của pháp luật. Vậy Có nên mua đất không có đường đi không? Cách giải quyết đất không có đường đi là gì?

Đất không có đường đi là gì?

Đường đi trên đất được hiểu là phần diện tích đất trống được sử dụng như lối đi chung giữa các chủ đất. Lối đi này phục vụ cho mục đích đi lại thuận tiện và sinh sống của các hộ dân quanh đó.

Đất không có đường đi được hiểu là phần đất nằm bao bọc bởi các bất động sản khác, mà tại đó, lối đi này rất hạn hẹp hoặc không đủ để di chuyển hay thậm chí là không có lối đi. Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc tranh cãi về lối đi riêng, về lợi ích có liên quan đến sự việc này.

Có nên mua đất không có đường đi?

Câu hỏi được đặt ra là Có nên mua đất không có đường đi? Việc mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc người mua đất sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Để tránh tranh cãi, nhiều người mua đất không có đường đi đã phải mua thêm đất ở nhà lân cận để mở lối đi cho nhà mình.

Thông thường, những mảnh đất không có đường đi thường có giá thành rẻ hơn giá đất chung ở khu vực đó. Một trong những điều lưu ý khi mua đất không có đường đi là chúng ta có thể mất thêm một số chi phí khác như chi phí mua thêm đất, chi phí nguyên vật liệu làm đường, chi phí nhân công…

Như vậy, Có nên mua đất không có đường đi không? người mua cần phải cân nhắc kỹ. Tuy nhiên, ý kiến của những chuyên gia thì việc mua đất không có đường đi là một lựa chọn không tốt, bởi những trường hợp này sẽ có nhiều vấn đề phát sinh về tiền bạc và về mặt pháp luật.

Mua đất không có đường đi phải làm gì?

Điều 254 Bộ Luật Dân sự quy định về lối đi như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo quy định nêu trên thì người mua đất không có đường đi có quyền yêu cầu chủ đất bao bọc phần đất đó mở lối đi. Bạn cần đặt vấn đề, thương lượng để mua lại hoặc chừa một phần đất của bất động sản vây bọc nhằm làm đường. Để thỏa thuận được, bạn cần thương lượng về vấn đề mở đường và đền bù hoặc giá mua lại đoạn đường đó.

Giải quyết đất không có đường đi

Bên cạnh nội dung Có nên mua đất không có đường đi? thì nhiều trường hợp người mua đất sau khi làm thủ tục mua bán mới biết đất không có đường đi. Vậy trường hợp này giải quyết như thế nào?
Thứ nhất: Thỏa thuận
Để giải quyết lối đi cho thửa đất thì cần phải có sự đồng ý của chủ đất bao bọc nhượng lại một phần đất làm lối đi. Và như vậy, việc đầu tiên cần phải làm đó là thỏa thuận. Thỏa thuận này thường bao gồm chi phí xây dựng, tiền đền bù, diện tích đất làm đường đi…
Thứ hai: Đăng ký biến động đất đai
Việc đăng ký biến động đất đai là để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng với phần đất đó.
Thứ ba: Làm hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước
Để thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Giấy tờ đăng ký biến động đất đai;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên liên quan;
– Thỏa thuận của các bên liên quan trong việc mở lối đi chung;
– Bản vẽ thể hiện kích thước, vị trí của bất động sản.
Hồ sơ này sẽ được gửi đến văn phòng đăng ký đất đai, chuyên viên phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật hồ sơ địa chính trên cơ sở dữ liệu đất đai.
Trong trường hợp xấu, yêu cầu mở lối đi chung không được sự đồng ý của các chủ đất bao bọc thì cần phải làm đơn yêu cầu giải quyết và gửi đến tòa án, yêu cầu tòa án can thiệp và xác định lại.

Đất không có đường đi có bán được không?

Luật đất đai quy định về các điều kiện sang tên như sau:
– Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai quy định về các trường hợp không được chuyển nhượng như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

– Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.

Như vậy, nếu chỉ là đất không có đường đi thì không thuộc các trường hợp không được mua bán chuyển nhượng, chủ đất này hoàn toàn có quyền bán lại cho người khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết Có nên mua đất không có đường đi? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi