Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không?
  • Thứ sáu, 18/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1329 Lượt xem

Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không?

Trong trường hợp người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử lý theo Luật An ninh mạng.

Trong thời gian gần đây, cộng đồng mạng có thể dễ dàng nhìn thấy các bản ghi âm, ghi hình quay cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên các nền tảng facebook, youtube,… Vậy, các trường hợp quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ có hợp pháp không?

Để giải đáp thắc mắc đó, mời quý Khách hàng theo dõi bài viết Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không của công ty Hoàng Phi.

Cơ sở pháp lý

Nhằm đảm bảo việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ngày 28 tháng 11 năm 2019 Bộ Công An đã ban hành thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020, người dân đã có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện quyền giám sát của mình, góp phần đảm bảo cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được diễn ra minh bạch, công khai và khách quan.

Điều 11, thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định có 5 hình thức giám sát của Nhân dân, cụ thể như sau:

1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trên cơ sở đó, người dân có thể sử dụng các hình thức khác nhau để giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, là một văn bản pháp luật mới được ban hành, một số người dân chưa tiếp cận được với các quy định nêu trên. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không. Để hiểu rõ vấn đề này, mời quý bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết.

Quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông có hợp pháp không

Quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ có ý nghĩa rất lớn nhằm phòng ngừa tiêu cực, nâng cao ý thức người thực thi pháp luật, tăng quyền giám sát của nhân dân trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc cho phép ghi âm, ghi hình cũng khó tránh khỏi các trường hợp tiêu cực như có hành vi, cử chỉ không tôn trong người thi hành công vụ.

Do đó, để tránh các trường hợp tiêu cực xảy ra cản trở cảnh sát giao thông thi hành công vụ, Bộ Công An đã quy định khi quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ cần tuân thủ các điều kiện sau :

– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ. Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ được hiểu là có những hành vi cản trở công vụ hoặc gây mất trật tự công cộng, làm ùn tắc giao thông. Hơn nữa, người quay phim, chụp hình cần có thái độ tôn trọng đối với người thi hành công vụ.

– Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).

Khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để lực lượng cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và an ninh trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ, chiều rộng từ 5cm đến 10cm; trên dây có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.

Ví dụ, ở những nơi chăng dây, đặt cọc tiêu mà lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng Công an khi thực thi công vụ liên quan đến an ninh trật tự như Tổ công tác 141 hoặc những địa điểm đang xảy ra phòng chống cháy nổ, bạo động, vụ án hình sự.

– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Khi quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, người dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, điển hình là các ví dụ dưới đây

+ Quy định tại quyết định số 160/2004/QĐ-TTG ngày 06 tháng 04 năm 2004 của thủ tướng chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm.

 Các quy định có liên quan khi ghi âm ghi hình CSGT như về địa điểm quay phim phải thực hiện theo Quyết định số 160/2004/QĐ-TTG ngày 6-4-2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về khu vực, địa điểm cấm, gồm các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển; các khu vực công nghiệp quốc phòng, Công an; các khu quân sự, khu Công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân…

+ Quy định của Luật an ninh mạng

Người dân cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình đảm bảo trung thực, khách quan. Trong trường hợp người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử lý theo Luật An ninh mạng.

Thông qua bài viết Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ không, chúng tôi mong rằng quý Khách hàng đã có được những thông tin hữu ích. Nếu quý Khách còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của công ty Hoàng Phi.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (223 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi