Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Chế độ tử tuất đối với BHXH bắt buộc năm 2025 như thế nào?
  • Thứ hai, 30/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4968 Lượt xem

Chế độ tử tuất đối với BHXH bắt buộc năm 2025 như thế nào?

Chế độ tử tuất được đặt ra khi người tham gia bảo hiểm xã hội, người đang hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội chết. Hiện nay, chế độ tử tuất được áp dụng thực hiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Chế độ tử tuất là một trong những chính sách xã hội đặc biệt của người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Tuy nhiên, nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội lại không nắm rõ được Chế độ tử tuất năm 2025 như thế nào? Do vậy, chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả những thông tin hữu ích.

Chế độ tử tuất là gì?

Chế độ tử tuất là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bù đắp phần chi phí nhằm đảm bảo cuộc sống cho thân nhân khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hay người đang hưởng chế độ hưu trí bị chết. Thân nhân của những người này sẽ được nhận trợ cấp mai táng cộng thêm một khoản trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật.

Các loại trợ cấp của chế độ tử tuất 2025

Theo luật bảo hiểm xã hội 2014, các loại trợ cấp của chế độ tử tuất năm 2025 bao gồm các loại:

Trợ cấp mai táng: khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội chết, người lo mai táng cho người đó sẽ được nhận trợ cấp mai táng (khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiển xã hội 2014)

Trợ cấp tuất hàng tháng: thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp này bao gồm:

+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Lưu ý: Trừ con thì những thân nhân khác theo quy định trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp tuất một lần: khi người lao động chết, thân nhân không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Quy định của pháp luật về điều kiện và mức hưởng các loại chế độ tử tuất

Về trợ cấp mai táng

+ Điều kiện hưởng:

Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội, trợ cấp mai táng áp dụng với các trường hợp sau:

– Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

– Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

Những lao động nêu trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.

+ Mức hưởng trợ cấp mai táng:

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết”. (Khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Trợ cấp mai táng = lương cơ sở x 10

Trợ cấp tuất hàng tháng

+ Điều kiện hưởng:

Theo khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động còn đáp ứng các điều kiện sau thì thân nhân mới được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Cụ thể:

– Đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng nêu trên

– Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần;

– Đang hưởng lương hưu;

– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Mức trợ cấp: Theo khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở”.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân = 50% x lương cơ sở

Mức trợ cấp hàng tháng với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng = 70% x lương cơ sở

Lưu ý:

– Một người lao động chết thì tối đa 04 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Trường hợp có 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp nêu trên.

– Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.

 Trợ cấp tuất một lần

+ Điều kiện hưởng:

Khoản 1 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người lao động đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng nêu trên

– Người lao động chết không thuộc các trường hợp để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

– Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng lại không có thân nhân đủ điều kiện hưởng;

– Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 1 lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người lao động chết mà không có thân nhân theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp tuất 1 lần được thực hiện theo pháp luật thừa kế.

– Mức trợ cấp:

Theo Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức trở cấp được tính như sau:

1) Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

Mức hưởng trợ cấp = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu

2) Đối với các trường hợp còn lại:

Mức hưởng trợ cấp = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi

Trong đó:

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Thời gian đóng BHXH có các số tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm)

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Chế độ tử tuất năm 2025 như thế nào. Mọi thắc mắc có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006557.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội

Quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội thể hiện cho tính chất của bảo hiểm xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã...

Có thể bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Bố tôi từ năm 1997 đến năm 2006, có tham gia đóng BHXH nhưng chưa làm sổ BHXH. Năm 2007 bố tôi sang công ty khác thì từ đó mới bắt đầu làm sổ BHXH đến...

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội thì làm như thế nào

Tôi đi làm được 6 tháng nhưng công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi, tôi tự trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thì sau khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản...

Chưa chốt sổ có được đóng bảo hiểm tại công ty mới không?

Tôi đã gửi số sổ BHXH cho phòng Tổ chức của công ty mới nhưng chưa gửi sổ BHXH (vì công ty cũ chưa chốt sổ và trả sổ cho tôi). Vậy ở công ty mới tôi có thể tiếp tục đóng BHXH với sổ cũ cho tôi được...

Khi làm ở công ty khác có cần chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ không?

Tôi nghỉ việc ở công ty cũ đã 3 tháng nhưng vì một số lý do xích mích cá nhân giữa tôi với kế toán mà tôi vẫn chưa lấy sổ tại công ty cũ. Tôi có bắt buộc phải rút sổ bảo hiểm từ công ty cũ mới được đóng bảo hiểm tiếp tại công ty mới hay không. Tôi muốn bỏ sổ bảo hiểm cũ và làm lại một sổ bảo hiểm khác được...

Xem thêm