Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Cha mẹ có quyền kiểm soát điện thoại của con không?
  • Thứ năm, 21/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2674 Lượt xem

Cha mẹ có quyền kiểm soát điện thoại của con không?

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Hiện nay, khi mạng xã hội phát triển, nhiều bậc cha mẹ sợ con cái bị lôi kéo, hư hỏng nên thường lén kiểm tra tin nhắn, điện thoại của con để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Vậy Cha mẹ có quyền kiểm soát điện thoại của con không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Cha mẹ có quyền lén đọc tin nhắn của con không?

Điều 21 Hiến pháp khẳng định:

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Đây cũng là tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể khoản 3 Điều 38 nêu rõ:

Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Đồng thời, về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con nêu trong Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về việc cha mẹ được kiểm soát điện thoại, lén đọc tin nhắn của con mà chỉ có quy định về việc quản lý tài sản riêng của con cũng như nghĩa vụ yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con, giám hộ hoặc đại diện cho con…

Như vậy, có thể thấy, trẻ em hay bất kỳ công dân nào của Việt Nam đều có quyền được bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, dù là cha mẹ thì cũng không được quyền lục soát điện thoại, lén đọc tin nhắn của con khi chưa được con cho phép.

Trên thực tế, vì muốn bảo vệ con, muốn giáo dục con cũng như kịp thời ngăn cản con bị dụ dỗ, sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc phụ huynh thường chọn cách “kiểm soát” chặt điện thoại, tin nhắn của con.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo nên tổn thương về mặt tinh thần cho con trẻ.

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con bị phạt thế nào?

Vì việc lén đọc tin nhắn, kiểm soát điện thoại của con là hành vi vi phạm nên pháp luật cũng đặt ra nhiều chế tài để xử lý. Cụ thể:

Xử phạt hành chính: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mất đời tư của thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Do đó, nếu cha mẹ đọc trộm tin nhắn, kiểm tra điện thoại của con và tung lên mạng xã hội hoặc tiết lộ cho người khác biết nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con thì mới bị xử phạt hành chính. Các trường hợp còn lại thì không bị phạt tiền theo quy định trên.

Chịu trách nhiệm hình sự: Điều 159 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Nếu cha mẹ có hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax… của người khác, đã bị kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu nặng hơn, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 01 – 03 năm tù nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, phạm tội 02 lần trở lên, tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt và ảnh hưởng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác…

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng (hình phạt bổ sung tại Điều 159 Bộ luật Hình sự).

Cha, mẹ có được giữ tiền của con?

– Cha mẹ đẻ

Việc quản lý tài sản riêng của con được quy định chi tiết tại Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể, căn cứ vào độ tuổi của con, việc quản lý tài sản riêng của con được quy định như sau:

– Con từ đủ 15 tuổi trở lên: Có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha, mẹ quản lý.

– Con dưới 15 tuổi, con bị mất năng lực hành vi dân sự: Cha, mẹ quản lý. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Cho đến khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì số tài sản riêng này sẽ được giao lại cho con.

Lưu ý: Trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Như vậy, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận để tài sản của con do cha mẹ quản lý thì khi con đủ 15 tuổi trở lên, tài sản riêng sẽ do con giữ. Với con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ giữ và giao lại cho con khi con đủ 15 tuổi.

Khoản 3 Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, mặc dù cha mẹ được quyền quản lý tài sản của con dưới 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi nếu có thỏa thuận với con trừ các trường hợp sau đây:

– Con đang được người khác giám hộ;

– Người tặng cho, để lại tài sản thừa kế theo di chúc chỉ định người khác quản lý tài sản riêng của con.

– Trường hợp khác theo quy định.

– Cha, mẹ nuôi

Khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định: Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Đồng thời, khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi cũng khẳng định: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

Do đó, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ vẫn thực hiện theo quy định giữa cha mẹ đẻ và con đẻ như phân tích ở trên. Nghĩa là, cha mẹ nuôi cũng có thể quản lý tài sản của con dưới 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi nếu có thỏa thuận với con.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Cha mẹ có quyền kiểm soát điện thoại của con không? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi