Trang chủ Văn bản pháp luật Cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Văn bản pháp luật |
  • 710 Lượt xem

Cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế

Các đối tượng, sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường thì cá nhân, đơn vị sản xuất những sản phẩm này sẽ phải tính thuế bảo vệ môi trường để nộp thuế theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường.

Cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế như thế nào? Hay đối tượng nào chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường? Luathoangphi.vn xin hướng dẫn chi tiết cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế theo quy định mới nhất hiện nay. Mời các bạn tham khảo.

Các đối tượng, sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường thì cá nhân, đơn vị sản xuất những sản phẩm này sẽ phải tính thuế bảo vệ môi trường để nộp thuế theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường.

Cơ sở pháp lý:

– Luật thuế BVMT số: 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010

– Nghị định Số: 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011

– Thông tư Số: 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011

– Thông tư Số: 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012

– Nghị định Số: 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016

– Thông tư Số: 66/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 04 năm 2016

Và một số công văn khác của Bộ tài chính, Tổng cục thuế.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường

Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Công thức tính như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:

– Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế = Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,…) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá được quy định như sau:

Theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ví dụ: Tính thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp sau:

Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.

Bài giải

Vấn đề: Túi ni lông đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và màng nhựa khác (PA, PP,..) thì chỉ có phần màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE là phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế: = 100kg x 70% = 70kg

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá với ni lông là: 40.000đ/kg

Số thuế môi trường phải nộp = 70 x 40.000 = 2.800.000đ.

Khi bán các sản phẩm, hàng hóa này thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn theo đúng thời điểm quy định nếu không sẽ bị phạt theo luật thuế.

Cách tính phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản

Riêng với hoạt động khai thác khoáng sản ngoài việc chịu thuế bảo vệ môi trường còn bị tính phí BVMT và được hướng dẫn tại TT 66/2016/TT-BTC như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K

Trong đó:

+ F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;

+ Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);

+ Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3); f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;

+ f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);

+ K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,05;

+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

Ví dụ: Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc xúc thải ra của tháng này như sau:

10.000 x 0,7 x 200 đồng/m3 = 1.400.000 đồng

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thông tư Số 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Thông tư Số 24/2014/TT-NHNNhướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi: nội dung Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sáp nhập, hợp nhất; bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi niêm yết tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; thời hạn nộp và tính...

Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT

Ngày 30/9 năm 2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT về việc quy định chi tiết việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí về đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu...

Nghị định Số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Nghị định Số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được ban hành ngày 27/11/2015 với nhiều quy định mới về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng HS; bào chữa, bảo về quyền và nghĩa vụ của bị hại, đương sự; biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng...

Công văn 4699/2012/TCT-KK

Công văn 4699/2012/TCT-KK Trả lời công văn số 6768/CT-THNVDT ngày 19/11/2012 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về việc vướng mắc việc kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) của chủ dự án ODA, viện trợ không hoàn lại, Văn phòng dự án ODA và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo thuộc diện được hoàn thuế...

Xem thêm