Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các hình thức xử lý kỷ luật công chức theo pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5572 Lượt xem

Các hình thức xử lý kỷ luật công chức theo pháp luật

các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức theo quy định của pháp luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Câu hỏi:

Chào luật sư! Hiện tôi đang là công chức ngành kiểm lâm. Trong thời gian tôi công tác quản lý tại trạm kiểm lâm thì có xảy ra trường hợp là tài nguyên thiên nhiên bị mất trộm rất nghiêm trọng. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi về các hình thức kỷ luật công chức theo quy định của pháp luật hiện nay là như thế nào? Và ở trường hợp này của tôi thì tôi sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Về câu hỏi này, Công ty tư vấn luật Hoàng Phi xin trả lời bạn như sau:

Các hình thức xử lý kỷ luật công chức hiện nay được quy định tại rất nhiều các văn bản luật khác nhau. Ví dụ: Luật cán bộ, công chức năm 2008, Bộ luật lao động năm 2019,…. Tuy nhiên, văn bản quy định cụ thể nhất, chi tiết nhất đó chính là Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức.

Theo nghị định này, các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức được chia làm hai loại.

Thứ nhất, các hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Buộc thôi việc.

Thứ hai, các hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Cụ thể tại mỗi hình thức khác nhau sẽ có những quy định riêng khác nhau về các hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức đó, các mức độ vi phạm để áp dụng hình thức đó,…

Trong trường hợp của bạn, hành vi mà bạn làm đó là quản lý không tốt dẫn đến việc mất trộm tài nguyên thiên nhiên rất nghiêm trọng. Hành vi này theo quy định của nghị định trên sẽ bị xử lý ở mức độ đó là giáng chức hoặc cách chức. Cụ thể:

“Điều 12. Giáng chức

Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;

Điều 13. Cách chức

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.”

Vậy, dựa trên sự phân tích và cung cấp các cơ sở pháp lý trên, luật Hoàng Phi mong rằng đã tư vấn cho bạn những vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến xử lý kỷ luật công chức như sau:

Câu hỏi:

Anh trai tôi hiện đang làm trưởng phòng tư pháp thuộc UBND huyện. Anh tôi thực hiện ba hành vi vi phạm kỷ luật nên bị xử lý, cụ thể: Hành vi thứ nhất: cảnh cáo, hành vi thứ hai: khiển trách, hành vi thứ ba: hạ bậc lương. Vậy cuối cùng anh tôi sẽ bị kỷ luật với hình thức nào?

Trả lời:

Theo Điều 2 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thì về nguyên tắc xử lý kỷ luật:

” Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

3. Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

b) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

4. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

5. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

6. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.

7. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.”

Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Như vậy anh trai anh nhận hình thức kỷ luật là giáng chức do đây là hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật là hạ bậc lương.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan điều tra là gì? Chức năng của cơ quan điều tra?

Cơ quan Điều tra bao gồm: Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao....

Bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần có được hưởng bảo hiểm?

Em bị tại nạn giao thông vào ngày nghỉ việc. Khi vào bệnh viện Quận 5 em có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và bác sĩ đã cho giấy nghỉ phép bệnh 7 ngày. Sau đó, em đi tái khám thì được nghỉ phép thêm 7 ngày đều được đóng dấu. Vậy em có được hưởng lương và được hoàn trả tiền viện phí thuốc men? Nếu được thì em được hưởng bao nhiêu phần trăm...

Thương mại điện tử học trường nào?

Ngành học Thương mại điện tử cung cấp kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, nghiệp thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử, các kiến thức về quản trị kinh doanh, đặc biệt là các nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công...

Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất?

người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai , đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất...

Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự quy...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi