Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Bố đi tù con có được đi bộ đội không?
  • Thứ năm, 09/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2696 Lượt xem

Bố đi tù con có được đi bộ đội không?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi có những chia sẻ giúp làm rõ: Bố đi tù con có được đi bộ đội không? Mời Quý vị tham khảo.

Gần đây, chúng tôi nhận được câu hỏi với nội dung: Bố đi tù con có được đi bộ đội không? Từ nhiều độc giả. Chính vì vậy, để phần nào giải đáp thắc mắc có liên quan, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này, mời Quý độc giả theo dõi, tham khảo:

Đi bộ đội không phải là thuật ngữ pháp lý, với câu hỏi Bố đi tù con có được đi bộ đội không? Chúng tôi sẽ phân tích dưới hai khía cạnh, cụ thể như sau:

Bố đi tù con có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Về điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự, Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 4 tháng 10 năm 2018 của Bộ Quốc phòng Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định như sau:

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên thì phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, trừ công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân…

Như vậy, đối với trường hợp bố bị đi tù không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bố đi tù con có được thi vào quân đội không?

Bên cạnh tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe và văn hóa, tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức là tiêu chuẩn bắt buộc đối với thí sinh thi tuyển vào các trường trong quân đội. Cụ thể, theo Điều 14 Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ Quốc phòng Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội thì:

1. Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.

2. Chính trị, đạo đức

a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Như vậy, thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội phải có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện kết nạp vào Đảng, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW.

Điều kiện kết nạp đảng viên bao gồm điều kiện về lý lịch. Lý lịch không phải đơn thuần chỉ do quần chúng tự khai mà còn phải  được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Về thẩm tra lý lịch của người vào Đảng thì điểm a, b mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 của Ban chấp hành Trung ương khoá XIII có quy định cụ thể

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra, xác minh

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, khi muốn được xem xét kết nạp Đảng thì cần có lý lịch của bố mẹ được làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đi tù là việc chấp hành hình phạt tù theo bản án của tòa do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Do đó, nếu có bố đi tù thì sẽ không được xem xét kết nạp vào Đảng sau khi thẩm tra lý lịch. Theo đó, bố đi tù không đủ điều kiện về chính trị, đạo đức để thi tuyển vào các trường trong quân đội.

Chắc hẳn rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về Bố đi tù con có được đi bộ đội không? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi của Quý độc giả về nội dung bài viết!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi