Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 5234 Lượt xem

Mẫu Biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2024

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận, làm căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

Biên bản vi phạm sử dụng để ghi nhận những vi phạm trong các lĩnh vực nhất định và do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Vậy biên bản vi phạm hành chính là gì? Được quy định ở đâu sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết này.

Biên bản vi phạm hành chính là gì?

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận những diễn biến, kết quả của một hoạt động nào đó, một vi phạm trong lĩnh vực hành chính, biên bản vi phạm hành chính ghi chép lại về thời gian, địa điểm, hành vi, nội dung của vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận, làm căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

Nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm bao gồm các nội dung như sau;

– Địa điểm, ngày tháng năm lập biên bản.

– Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người, tổ chức vi phạm.

– Họ tên, chức vụ, cơ quan đơn vị của người lập biên bản.

– Thời gian, địa điểm vi phạm.

– Hành vi vi phạm cụ thể.

– Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm.

– Tình trạng tang vật, phương tiện, lời khai của người vi phạm, lời khai nhân chứng, người bị thiệt hại

Biên bản xử lý vi phạm hành chính sẽ được lập thành 02 bản theo quy định tại Điều 58, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; có chữ ký của người lập biên bản và chủ thể vi phạm ký/ điểm chỉ. Biên bản vi phạm hành chính sẽ giao cho người, tổ chức vi phạm giữ 01 bản.

Một hành vi vi phạm chỉ được lập 01 biên bản một lần

Nếu hành vi vi phạm đã được lập biên bản và có quyết định xử phạt mà chưa thi hành hoặc đang thi hành, chủ thể vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó thì hành vi này sẽ là hành vi vi phạm mới và sẽ lập biên bản vi phạm mới.

Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính?

Như chúng ta đã biết, biên bản vi phạm hành chính được lập nhằm ghi nhận lại hành vi của chủ thể vi phạm hành chính. Vậy khi nào cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

– Khi cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đang thi hành công vụ mà phát hiện hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm (trừ những trường hợp xử phạt không cần lập biên bản).

– Nếu phát hiện vi phạm thông qua các phương tiện, công cụ kỹ thuật thì sau khi tìm được cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

– Đối với các hành vi vi phạm trên tàu bay, tàu biển hay tàu hỏa thì thuyền trưởng, trưởng tàu sẽ có trách nhiệm lập biên bản và giao lại cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Căn cứ vào quy định nêu trên, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt là 67 ngày (chỉ áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh…).

Nếu quá thời hạn quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền lập biên bản vi phạm hành chính?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2021/NĐ-CP Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất

Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất theo mẫu MBB01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:

CƠ QUAN (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …./BB-VPHC 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*

Về……………………….. (2)

Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./….., tại (3) ……………………………..…………….

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..
Lý do lập biên bản tại <trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản/địa điểm khác:>(*) ………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ: (4) ………………….………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản:

Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: ………………

Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………

2. Với sự chứng kiến của: (5)

<Họ và tên>(*):……………………………………………………. Nghề nghiệp: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Hoặc <Họ và tên>(*): ……………………………………………. Chức vụ: …………………….

Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………

3. Người phiên dịch:

<Họ và tên>(*):……………………………………………………. Nghề nghiệp: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:

<1. Họ và tên>(*): ……………………………………………………… Giới tính: ……………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………………………………………. Quốc tịch: ………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………………………………………………….

ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ……………………………………………………………………

<1. Tên của tổ chức>(*): ……………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……………

………………………………………; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: ………………………….

Người đại diện theo pháp luật:(6)……………………………………… Giới tính: ………………

Chức danh: (7) ……………………………………………………………………………………….

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: (8)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

3. Quy định tại: (9)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

4. <Cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có): (10)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

5. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đi diện của tổ chức>(*) vi phạm:

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

6. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

7. Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

8. Chúng tôi đã yêu cầu <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: (11)

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

10. <Quyền và thời hạn giải trình>(*)(12): Trong thời hạn <02 ngày làm việc/05 ngày làm việc>(*) kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13) ……………………là <cá nhân /người đại diện của t chức>(*) vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình>(*)(14) đến (15) ……………………………………………………………… để thực hiện quyền giải trình.

11. Yêu cầu ông (bà) (13) ……………………… là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có mặt vào hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./….., tại(16) ……………………………………… để giải quyết vụ việc.

Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./….., gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13)…. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (13) ……………………………………………………… <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản: …………………………………………………………

<Trường hợp người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã không ký xác nhận việc cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (5) ……………………………………………………… <người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã> không ký xác nhận: ………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI PHIÊN DỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./…..

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TCHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Tải (download) Biên bản vi phạm hành chính

Trên đây là giải thích về biên bản vi phạm hành chính, quý độc giả nếu còn những thắc mắc có thể liên hệ Tổng đài 19006557 của Luật Hoàng Phi để được giải đáp.

>>>>> Tham khảo: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi