Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bên cầm giữ tài sản có quyền gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2028 Lượt xem

Bên cầm giữ tài sản có quyền gì?

Chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp. Ngày 15/11/2016 tôi có cầm giữ tài sản của anh N do anh N không thực hiện việc chi trả tiền cho tôi. Vậy tôi được khai thác tài sản hay không và liệu được xử lý tài sản đó rồi phần tiền thừa lại sẽ trả cho anh N được không?

 

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 348 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Quyền của bên cầm giữ:

1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

2. Yêu cẩu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quẩn, giữ gìn tài sản cầm giữ.

3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi túc nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Bên cầm giữ tài sản có quyền gì?

Bên cầm giữ tài sản có quyền gì?

Phân tích:

Quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ không phải là quyền đặc trưng của bên cầm giữ. Đây là quyền của tất cả những người có quyền bị vi phạm. Ngay cả khi quyền cầm giữ không phát sinh thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, bên có quyền cũng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, quyền này sẽ không được thực hiện nếu bên cầm giữ tài sản được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức và số hoa lợi, lợi tức thu được đủ để bù trừ vào giá trị nghĩa vụ chưa thực hiện.

Quy định yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ chỉ phát sinh nếu thực sự bên cầm giữ phải bỏ ra chi phí này. Thông thường, chi phí này chỉ phát sinh nếu bên cầm giữ phải gửi giữ tài sản ở nơi thực hiện hoạt động trông giữ tài sản. Trong trường hợp bên cầm giữ tự bảo quản tài sản thỉ thường sẽ không phát sinh chi phí hoặc nếu có thì sẽ rất thấp.

Trong BLDS 2005, việc thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ để bù trừ nghĩa vụ là quyền đương nhiên của bên cầm giữ. Tuy nhiên, trong BLDS 2015, bên cầm giữ tài sản chỉ được thu hoa lợi, lợi tức để bù trừ nghĩa vụ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Quy định này vừa là ưu điểm, vừa là bất cập của cầm giữ tài sản.

Ưu điểm của quy định thể hiện ở chỗ nó đảm bảo sự thông nhất giữa các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản. Bởi vì, việc bên nhận bảo đảm quản lý tài sản là để nhằm ngăn ngừa bên bảo đảm tẩu tán tài sản chứ không nhằm sử dụng tài sản.

Nhược điểm của quy định này thể hiện ở chỗ bên cầm giữ tài sản không được quyền xử lý tài sản cầm giữ như các bên nhận bảo đảm khác. Do đó, nếu bên có nghĩa vụ lại không đồng ý cho bên cầm giữ tài sản thu hoa lợi, lợi tức thì việc cầm giữ tài sản không có giá trị thực tiễn. Khi đó, biện pháp cầm giữ chỉ là biện pháp bảo đảm trên giấy tờ. Ngoài ra, việc phải bỏ ra chi phí cho việc trông giữ, bảo quản tài sản cầm giữ và việc tài sản cầm giữ có thể giảm sút giá trị cũng là những vấn đề mà bên cầm giữ phải lưu tâm.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn không thể xử lý tài sản mà bạn đang cầm giữ, bạn chỉ có thể khai thác tài sản để hưởng hoa lợi, lợi tức.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi