Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử phạt hành vi không nhường đường cho xe cứu thương
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2664 Lượt xem

Xử phạt hành vi không nhường đường cho xe cứu thương

Không nhường đường cho xe cứu thương là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và hiện đang bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư và chuyên mục Tư vấn pháp luật.

Hôm nay, Trên đường từ công ty về tôi có ghi lại hình ảnh một chiếc xe ô tô con hiệu Kia Morning không chịu nhường đường cho xe cứu thương suốt một quãng đường dài trong nội đô. Xin hỏi, khi tham gia giao thông mà không nhường đường cho xe cứu thương thì có bị xử phạt không và mức xử phạt là bao nhiêu? Và nếu nếu bệnh nhân trên xe cứu thương tử vong trên đường đến bệnh viện mà lý do là không được cấp cứu kịp thời, có xử lý tài xế xe Kia Morning tội “Giết người” được không?

 

Trả lời:

Khi có tín hiệu của xe cứu thương hay các loại phương tiện được quyền ưu tiên khác (xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe hộ đê…) người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Vậy trong trường hợp nêu trên, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo điểm h khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, tùy từng trường hợp cụ thể là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Cụ thể, với trường hợp nêu trên, khi xe cứu thương đã phát tín hiệu cho xe ô tô đi trước biết để nhường đường, mà xe ô tô đi trước có đủ điều kiện nhưng cố tình không cho xe cứu thương vượt lên là phạm luật. Hành vi sẽ bị bị xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Thứ hai, trong tình huống giả định bệnh nhân tử vong trên đường đi cấp cứu, cũng khó có thể khẳng định được là tài xế xe Kia Morning phạm tội “Giết người”. Do vậy, cơ quan điều tra phải có phải do không được cấp cứu kịp thời dẫn đến nguyên nhân tử vong của bệnh nhân hay không còn căn cứ vào kết luận y khoa của cơ sở y tế hoặc Bác sĩ trực tiếp điều trị.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi